IV. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI
5. Nghiệp vụ KDNH theo hợp đồng quyền chọn (Option)
Các giao dịch quyền chọn tiền tệ đƣợc thực hiện thông qua việc ký kết các hợp đồng quyền chọn. Vì vậy, ta sẽ tìm hiểu giao dịch này thông qua việc tìm hiểu về hợp đồng quyền chọn.
Xét từ giác độ ngƣời mua hợp đồng, hợp đồng quyền chọn tiền tệ là một công cụ tài chính, cho phép ngƣời mua hợp đồng có quyền (chứ không phải nghĩa vụ), mua hoặc bán một đồng tiền này với một đồng tiền khác tại tỉ giá cố định đã thoả thuận trƣớc, trong một khoảng thời gian nhất định.
Có thể thấy sự khác biệt đặc trƣng giữa hợp đồng quyền chọn với các hợp đồng kì hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng tƣơng lai là:
Trong một hợp đồng quyền chọn: Ngƣời mua hợp đồng có thể tiến hành giao dịch theo tỉ giá đã thoả thuận cố định từ trƣớc nếu anh ta thấy có lợi cho mình hoặc là mặc nhiên để cho hợp đồng tự động hết hạn mà không tiến hành bất cứ một giao dịch nào, nếu anh ta thấy làm nhƣ vậy thì ít tốn kém hơn, song để đƣợc quyền đó anh ta phải mất phí mua quyền. Còn đối với ngƣời bán hợp đồng quyền chọn, anh ta không có bất cứ sự lựa chọn nào khác ngoài việc luôn sẵn sàng tiến hành giao dịch nếu ngƣời mua muốn. Đổi lại, anh ta đƣợc hƣởng phí bán quyền. Nhƣ vậy, giao dịch mua, bán tiền tệ trong hợp đồng quyền chọn có thể không xảy ra.
Trong khi, đối với các hợp đồng kì hạn, mặc dù chúng ta có thể thoát ra khỏi trạng thái của hợp đồng bằng cách tiến hành một giao dịch kì hạn đối ứng; đối với các hợp đồng tƣơng lai có thể đƣợc chuyển nhƣợng và những khoản phụ trội trên tài khoản ký quỹ có thể đƣợc rút ra. Song, cuối cùng thì mọi hợp đồng này đến khi đáo hạn đều phải đƣợc thanh lý giữa các đối tác tham gia. Họ không có bất kì sự lựa chọn nào khác
ngoài việc thanh lý hợp đồng, kể cả trong những trƣờng hợp bất lợi cho họ.
Giống nhƣ bất cứ một hợp đồng nào, hợp đồng quyền chọn cũng có hai đối tác tham gia: ngƣời bán hợp đồng và ngƣời mua hợp đồng.Vì có hai loại hợp đồng là hợp đồng chọn mua hoặc hợp đồng chọn bán nên cũng có ngƣời bán hợp đồng chọn mua (hoặc hợp đồng chọn bán) và ngƣời mua hợp đồng chọn mua (hoặc hợp đồng chọn bán).
Có hai loại quyền chọn: quyền chọn kiểu Châu Âu và quyền chọn kiểu Mỹ. Các hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép thực hiện giao dịch tại thời điểm hợp đồng đến hạn. Trong khi các hợp đồng quyền chọn của Mỹ cho phép thực hiện quyền chọn vào những ngày làm việc hợp pháp trong thời gian hiệu lực của hợp đồng và trƣớc khi hợp đồng đáo hạn. Hầu hết các hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện hợp đồng tại bất cứ ngày làm việc hợp pháp nào trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nhƣng cũng có trƣờng hợp ngoại lệ, quy định thời gian thực hiện quyền chọn ngắn hơn, ví dụ 2 tuần trƣớc khi hợp đồng đến hạn.
Việc thanh toán hay thanh lý hợp đồng quyền chọn đƣợc gọi là thực hiện quyền chọn. Tỉ giá áp dụng khi thực hiện quyền chọn gọi là tỉ giá quyền chọn. Tỉ giá này không chỉ phụ thuộc vào cung cầu trên thị trƣờng mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp. Nó có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so với tỉ giá giao ngay hay tỉ giá kì hạn, tức là nó có thể là bất cứ nhƣ thế nào nếu ngƣời mua muốn. Ngƣời bán luôn sẵn sàng chấp nhận mọi tỉ giá quyền chọn mà ngƣời mua đề nghị và đƣa ra mức phí quyền chọn tƣơng ứng (hay giá quyền chọn). Mức giá hợp đồng quyền chọn phải là lƣợng tiền hợp lý sao cho đủ để bù đắp rủi ro xét từ góc độ ngƣời bán và không bị quá đắt xét từ góc độ ngƣời mua. Nếu hợp đồng đáo hạn mà không xảy ra giao dịch thì chỉ có một luồng tiền duy nhất xảy ra, đó là khoản phí quyền chọn mà ngƣời mua trả chi ngƣời bán. Nhƣ vậy, thu nhập của ngƣời bán là bị giới hạn và tối đa chỉ bằng khoản phí quyền chọn đã thu.
Các hợp đồng quyền chọn cũng thƣờng đƣợc sử dụng để phòng ngừa rủi ro tỉ giá. Vì cũng giống nhƣ các giao dịch kì hạn, hoán đổi hay tƣơng lai, giao dịch quyền
chọn cho phép thực hiện việc mua bán tại mức giá đã thoả thuận trƣớc nên các bên tham gia tránh đƣợc những tổn thất do sự biến động bất thƣờng của tỉ giá
Giao dịch quyền chọn cũng đƣợc sử dụng nhằm mục đích đầu cơ. Trong trƣờng hợp này thì hợp đồng quyền chọn có ƣu thế hơn so với các hợp đồng khác. Vì ngƣời mua có quyền tiến hành giao dịch nếu thấy có lợi cho mình và không tiến hành giao dịch nếu thấy bất lợi (khi tỉ giá diễn biến trái với những gì mà họ dự tính) nên có thể nói giao dịch quyền chọn làm hạn chế rủi ro nhƣng không hạn chế các khoản lợi nhuận. Nhƣ vậy, qua nghiên cứu về 5 loại giao dịch ngoại hối trên ta có thể thấy, TTNH cung cấp những công cụ phòng ngừa rủi ro cũng nhƣ những cơ hội kinh doanh hết sức linh hoạt, phong phú và đa dạng. Nhƣng không phải TTNH của bất cứ nƣớc nào cũng có đầy đủ các giao dịch này cũng nhƣ mức độ áp dụng các giao dịch này ở các nƣớc khác nhau cũng hoàn toàn khác nhau. Song có thể khẳng định một điều là khi thị trƣờng ngoai hối càng phát triển thì các giao dịch này càng đƣợc thực hiện phổ biến và chính việc áp dụng rộng rãi các giao dịch này sẽ tạo động lực để TTNH phát triển.
Nhìn chung, hoạt động KDNH là một hoạt động đặc trƣng cho nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, phức tạp, nhiều rủi ro, phụ thuộc vào TTNH, đòi hỏi sự đầu tƣ lớn về cả cơ sở vật chất lẫn nhân lực. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, vai trò của hoạt động này đối với các NHTM cũng vì vậy mà ngày càng đƣợc nâng cao. Mỗi nghiệp vụ giao ngay, kì hạn, hoán đổi, quyền chọn, tƣơng lai đều có đặc điểm riêng, phƣơng thức giao dịch riêng, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng ở các khía cạnh khác nhau: bảo hiểm và đầu tƣ.
CHƢƠNG II
HIỆN TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NHTMCP KỸ THƢƠNG VIỆT NAM
(TECHCOMBANK)