Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

1.3.Các quy định liên quan đến các giao dịch ngoại hối

- Các giao dịch ngoại hối đƣợc phép thực hiện bao gồm: giao dịch giao ngay; giao dịch kì hạn; giao dịch hoán đổi; giao dịch quyền chọn; các giao dịch hối đoái khác theo quy định của Thống đốc NHNN trong từng thời kì

- Ngân hàng đƣợc phép thực hiện giao dịch với các tổ chức tín dụng đƣợc phép khác; tổ chức kinh tế; tổ chức khác và cá nhân; NHNN Việt Nam. Trong đó: Ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các giao dịch kể trên với tổ chức kinh tế; thực hiện các giao dịch giao ngay, kì hạn, quyền chọn với các tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng không đƣợc phép mua quyền lựa chọn của tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân. Ngân hàng đƣợc phép thực hiện các giao dịch hối đoái với tổ chức tín dụng đƣợc phép khác và với NHNN trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng theo quy chế tổ chức và hoạt động của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng.

- Đồng tiền giao dịch do tổng giám đốc (giám đốc) của ngân hàng quy định - Tỉ giá giao dịch của các ngoại tệ cũng do tổng giám đốc (giám đốc) xác định phù hợp với quy định hiện hành của NHNN. Cụ thể:

 Tỉ giá giao ngay của USD bằng tỉ giá bình quân liên ngân hàng cộng (trừ) 0.25%. Các loại ngoại tệ khác không quy định; spread không quy định.

 Tỉ giá kì hạn và tỉ giá hoán đổi đồng USD không đƣợc vƣợt quá mức tỉ giá đƣợc xác định trên cơ sở: Tỉ giá giao ngay vào ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; Chênh lệch giữa hai mức lãi suất hiện hành là lãi suất cơ bản của VND (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu của USD do cục dự trữ liên bang Mỹ công bố; kì hạn của hợp đồng. Tỉ giá kì hạn của VND với ngoại tệ khác (trừ USD) và tỉ giá giữa các ngoại tệ với nhau do tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận. Các bên xác định và ghi rõ ngày thanh toán chuyển tiền trong hợp đồng giao dịch.

- Về kì hạn của giao dịch kì hạn và giao dịch hoán đổi: Các tổ chức tín dụng đƣợc phép KDNH trong kì hạn từ 3 đến 365 ngày kể từ ngày kí hợp đồng giao dịch. Kì hạn các giao dịch kì hạn, hoán đổi giữa các ngoại tệ với nhau do các tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận

- Về chứng từ trong giao dịch: Tổ chức kinh tế, tổ chức khác và cá nhân dùng đồng Việt Nam để mua ngoại tệ của tổ chức tín dụng qua các giao dịch giao ngay, kì hạn phải xuất trình các chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lƣợng và loại ngoại tệ cần thanh toán, thời điểm thanh toán theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Đối với các giao dịch ngoài các giao dịch nói trên thì không cần giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ. Ngân hàng có trách nhiệm kiểm tra chứng từ của khách hàng theo quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

- Về phí giao dịch: Các tổ chức tín dụng không đƣợc phép thu phí giao dịch đối với các giao dịch hối đoái giao ngay, kì hạn, hoán đổi. Đối với giao dịch quyền lựa chọn thì tổ chức tín dụng và khách hàng sẽ thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng mức phí giao dịch và hình thức thanh toán phí.

- Về phƣơng thức giao dịch và hợp đồng giao dịch : Các bên tham gia giao dịch hối đoái có thể thực hiện giao dịch qua điện thoại, telex, fax hoặc các hình thức khác theo quy định của tổ chức tín dụng phù hợp với thông lệ của TTNH và các quy định có liên quan của pháp luật hiện hành. Hình thức xác nhận giao dịch do tổ chức tín dụng

quy định phù hợp với pháp luật hiện hành đảm bảo cơ sở pháp lý cho các quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch cũng nhƣ cơ sở pháp lý cho việc hạch toán kế toán và tranh chấp giữa các bên (nếu có phát sinh). Nội dung của hợp đồng giao dịch hối đoái do các bên tham gia hợp đồng thoả thuận phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật.

Có thể nói, hoạt động KDNH của các NHTM đã dần đƣợc thực hiện trong một hành lang pháp lý chặt chẽ, từng bƣớc phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 35 - 37)