Tình hình phát triển của TTNH Việt Nam thời gian gần đây

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)

I. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM

2.Tình hình phát triển của TTNH Việt Nam thời gian gần đây

Có thể khái quát một số đặc điểm chính của TTNH Việt Nam giai đoạn hiện nay nhƣ sau:

Thứ nhất, giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng chiếm tỉ trọng lớn.

TTNH Việt Nam gồm 2 bộ phận chính: Thị trƣờng giao dịch ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng, và thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng. Trong đó, thị trƣờng ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng là thị trƣờng lớn nhất phản ánh sát thực nhất tƣơng quan cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế cũng nhƣ các bƣớc phát triển của TTNH Việt Nam nói chung.

Bên cạnh hai thị trƣờng chính thức nêu trên, thị trƣờng mua bán ngoại tệ tự do, mặc dù không đƣợc thừa nhận song thực tế vẫn tồn tại, và quy mô ngày càng nhỏ, thể hiện ở đặc tính tỉ giá ngoại tệ trên thị trƣờng này chịu chi phối của tỉ giá ngoại tệ trên thị trƣờng chính thức.

Thứ hai, quy mô thị trường nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu của hoạt động thanh toán quốc tế, song vẫn chưa tập trung, khiến hạn chế khả năng điều hoà cung cầu ngoại tệ.

Hiện nay, mặc dù quy mô của thị trƣờng ngoại tệ tự do là nhỏ so với thị trƣờng chính thức, nhƣng đó cũng đƣợc xem là một nhân tố làm giảm tính tập trung của TTNH Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân khiến tình trạng khan hiếm ngoại tệ giả tạo trên thị trƣờng chính thức vẫn có lúc xảy ra.

Thứ ba, các thành viên thị trường phát triển tương đối đồng đều nhau.

Nếu nhƣ trƣớc đây, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam chiếm vai trò độc tôn trong các hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng thì đến nay, sự phân chia thị trƣờng đã tƣơng đối đồng đều. Sự đồng đều đƣợc thể hiện không những ở tƣơng quan doanh số mua bán ngoại tệ giữa các khối ngân hàng nhƣ quốc doanh, cổ phần, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, liên doanh; mà còn ở sự phân chia thị phần giữa các ngân hàng quốc doanh với nhau.

Thứ tư, đã có các công cụ giao dịch ngoại hối cơ bản, nhưng các công cụ giao dịch phái sinh còn nghèo nàn và chưa phát triển.

Hiện nay, trên TTNH đã có các công cụ kinh doanh cơ bản nhƣ giao ngay, kì hạn, hoán đổi, quyền chọn. Các công cụ này đã phát huy vai trò phòng ngừa rủi ro trên TTNH và ngày một phát triển hơn. Tuy nhiên, doanh số mua bán ngoại tệ kì hạn chỉ chiếm 5-10% trong tổng doanh số mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng ngoại tệ giữa ngân hàng với khách hàng. Ngay trong cơ cấu về mua kì hạn và bán kì hạn cũng có sự chênh lệch lớn (doanh số mua thƣờng chỉ bằng 15-20% doanh số bán). Doanh số mua bán quyền chọn cũng không đáng kể.

Tính đến nay, Ngân hàng Nhà nƣớc đã cho phép 7 ngân hàng đƣợc thực hiện thí điểm nghiệp vụ option ngoại tệ, gồm: NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank), Citibank, Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank), Ngân hàng Công thƣơng Việt Nam (ICB) và Hongkong Bank chi nhánh TP.HCM. Riêng nghiệp vụ option ngoại tệ/VND thì mới chỉ có 6 ngân hàng đƣợc chọn thí điểm là: NHTMCP Kỹ thƣơng Việt Nam, Vietcombank, BIDV, NHTMCP Á Châu (ACB), NHTMCP Quốc tế (VIBank), NHTMCP Quân đội (MB). Việc thực hiện nghiệp vụ này ở Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn thử nghiệm, cần có thêm thời gian để phổ biến rộng rãi hơn nhƣ một

công cụ bảo hiểm hữu hiệu cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nƣớc và một công cụ đầu tƣ trên thị trƣờng tài chính.

Thứ năm, hệ thống thông tin, trình độ công nghệ và trình độ cán bộ của các thành viên thị trường chưa đạt yêu cầu phát triển của hội nhập quốc tế.

Với các thành viên thị trƣờng là NHTM, yêu cầu hệ thống thông tin phải thông suốt và cập nhật từng phút đối với các biến động của thị trƣờng tiền tệ quốc tế cũng nhƣ từng hoạt động của bản thân hệ thống ngân hàng mình là một vấn đề thiết yếu. Hiện tại, các mạng thông tin quốc tế nhƣ Reuters, Dow Jones… đã giúp cho các NHTM nắm bắt đƣợc kịp thời biến động của thị trƣờng tiền tệ quốc tế, song không phải ngân hàng Việt Nam nào cũng đã lắp đặt hệ thống này. Một số ngân hàng với nhiều chi nhánh hiện vẫn chƣa có khả năng kiểm soát trạng thái ngoại tệ hàng ngày của toàn hệ thống theo phƣơng pháp chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, trình độ hiểu biết của cán bộ KDNH tại các NHTM cũng nhƣ các khách hàng là các doanh nghiệp ở Việt Nam về các nghiệp vụ mới cũng còn hạn chế. Do vậy, đây cũng là một điểm yếu làm hạn chế quá trình phát triển và hội nhập của TTNH Việt Nam.

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 37 - 39)