IV. CÁC NGHIỆP VỤ KINH DOANH NGOẠI HỐI
3. Nghiệp vụ KDNH hoán đổi (Swap)
Giao dịch hoán đổi ngoại hối là việc đồng thời mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và ngày giá trị bán ra là khác nhau.
Một hợp đồng hoán đổi có những đặc điểm sau :
- Hợp đồng mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định đƣợc ký kết đồng thời tại ngày hôm nay và nếu không có thoả thuận gì khác, thì mua một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá mua vào đồng tiền yết giá và bán một đồng tiền có nghĩa là ngân hàng yết giá bán ra đồng tièn yết giá.
- Số lƣợng mua vào và bán ra đồng tiền yết giá là bằng nhau. Vì thế giao dịch này không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng cho ngân hàng và do đó mà tránh đƣợc rủi ro tỉ giá.
- Ngày giá trị của hợp đồng mua vào và ngày giá trị của hợp đồng bán ra là khác nhau vì thế mà tạo ra độ lệch về mặt thời gian đối với luồng tiền khiến cho ngân hàng phải chịu rủi ro lãi suất.
Tỉ giá hoán đổi phản ánh điểm kì hạn hay điểm hoán đổi tại đó ngân hàng yết giá sẵn sàng hoán đổi hai đồng tiền nhất định thông qua giao dịch giao ngay và giao dịch kì hạn. Do đó, xét về bản chất thì:
Tỉ giá hoán đổi = Điểm hoán đổi = Điểm kì hạn Tỉ giá hoán đổi chính là điểm kì hạn nên có thể viết:
Tỉ giá hoán đổi = Tỉ giá giao ngay – Tỉ giá kì hạn.
Trong một cặp tỉ giá hoán đổi, nếu tỉ giá hoán đổi đứng trƣớc lớn hơn tỉ giá hoán đổi đứng sau thì có nghĩa là ngân hàng yết giá sẵn sàng mua kì hạn tại mức tỉ giá giao ngay trừ đi tỉ giá hoán đổi đứng trƣớc và sẵn sàng bán kì hạn tại mức tỉ giá giao ngay trừ đi tỉ giá hoán đổi đứng sau. Ngƣợc lại, nếu tỉ giá hoán đổi đứng trƣớc mà nhỏ hơn tỉ giá hoán đổi đứng sau thì ngân hàng yết giá sẵn sàng mua kì hạn tại mức tỉ giá giao ngay cộng với tỉ giá hoán đổi và sẵn sàng bán kì hạn tại mức tỉ giá giao ngay cộng với tỉ giá hoán đổi đứng sau.
Trong giao dịch hoán đổi tỉ giá giao ngay không có vai trò quyết định nên có thể chọn tỉ giá giao ngay mua vào hoặc bán ra hoặc lấy tỉ giá trung bình của hai mức tỉ giá này để hình thành tỉ giá kì hạn trong hợp đồng kì hạn.
Giao dịch hoán đổi không chỉ đƣợc ứng dụng trong KDNH để kiếm lời mà còn rất phổ biến trong bảo hiểm rủi ro tỉ giá và tín dụng quốc tế.
Trong bảo hiểm rủi ro tỉ giá, giao dịch hoán đổi rất đƣợc các nhà đầu tƣ và đi vay bằng ngoại tệ ƣa chuộng. Sức hấp dẫn của giao dịch hoán đổi là ở chỗ nó có thể mang lại mức lãi suất cao hơn và phòng ngừa đƣợc rủi ro tỉ giá.
Đối với các khoản vay quốc tế, giao dịch hoán đổi đƣợc sử dụng khi ngƣời đi vay không có thu nhập bằng ngoại tệ để hoàn trả nhƣng cũng không muốn có rủi ro tỉ giá. Ví dụ, một nhà đầu tƣ của Việt Nam muốn vay bằng USD, anh ta có thể tiến hành các bƣớc sau:
- Vay USD Libor
- Ký một hợp đồng hoán đổi, trong đó bán giao ngay số USD vay đƣợc để nhận VND theo tỉ giá giao ngay và mua kì hạn khoản gốc và lãi phải trả bằng USD theo tỉ giá kì hạn.
Bằng cách này anh ta có thể phải chịu lãi suất thấp hơn so với đi vay bằng VND mà lại không phải chịu rủi ro tỉ giá. Có thể thấy, trong trƣờng hợp này số lƣợng bán giao ngay và mua kì hạn là khác nhau nên cần đƣợc thoả thuận trƣớc trong hợp đồng.
Trong khi giao dịch hoán đổi đƣợc các nhà đầu tƣ và đi vay quốc tế sử dụng một cách rộng rãi thì nó lại không mấy giá trị đối với các nhà xuất nhập khẩu. Những khoản phải trả và sẽ thu trong thƣơng mại quốc tế thƣờng là một chiều. Do đó, giao dịch mua ngoại hối kì hạn một chiều luôn đƣợc các nhà nhập khẩu ƣa chuộng và giao dịch bán kì hạn một chiều luôn đƣợc các nhà xuất khẩu ƣa chuộng chứ không phải là giao dịch hoán đổi. Tuy nhiên, trong thực tế, những nhà xuất, nhập khẩu cũng sử dụng những giao dịch hoán đổi để kéo dài hay rút ngắn trạng thái ngoại tệ trong trƣờng hợp họ đã ký những hợp đồng kì hạn để bảo hiểm cho các khoản thu xuất khẩu hay khoản chi nhập khẩu của mình nhƣng thực tế họ lại đƣợc thanh toán hay phải thanh toán sớm hơn, hay muộn hơn so với thời điểm hợp đồng kì hạn đến hạn.
Ví dụ: Cách đây 3 tháng công ty A đã ký mua kì hạn 3 tháng một khoản USD để bảo hiểm cho khoản thanh toán bằng USD theo tỉ giá kì hạn. Do tàu chở hàng đến muộn nên công ty chƣa phải thanh toán tiền hàng trong 30 ngày. Khi đó công ty phải xử lý trạng thái dƣ thừa USD và thiếu hụt VND trong 30 ngày bằng cách ký hợp đồng hoán đổi:
- Bán giao ngay USD - Mua kì hạn USD 30 ngày.
Trạng thái luồng tiền và trạng thái ngoại tệ của công ty đƣợc thể hiện ở bảng sau: Thời
điểm Giao dịch
Cash Position Exchange Position
USD VND USD VND
Hôm Nay
Trạng thái đầu ngày + - 0 0
Vế Spot : Bán USD, mua VND - + - +
Vế Forward : Mua VND, bán
USD + -
Trạng thái cuối ngày 0 0 0 0
Sau 1 tháng
Thanh toán hợp đồng forward + -
Trạng thái cuối ngày + - 0 0
Qua bảng trên ta thấy, trạng thái ngoại hối luôn luôn đƣợc cân bằng vì thế mà công ty không phải chịu rủi ro tỉ giá.
Giao dịch hoán đổi cũng đƣợc các ngân hàng sử dụng rất tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro ngoại hối. Bởi vì, với vai trò là nhà tạo thị trƣờng, ngân hàng thƣờng sở hữu rất nhiều hợp đồng bằng các đồng tiền khác nhau và có ngày giá trị khác nhau. Tại một số ngày giá trị và với một số đồng tiền nhất định, ngân hàng có thể ở trạng thái trƣờng, tức là ngân hàng đã cam kết mua vào nhiều hơn bán ra. Tại những ngày giá trị khác và các đồng tiền khác, ngân hàng lại ở trạng thái đoản, tức là ngân hàng đã cam
kết bán ra nhiều hơn là mua vào. Các giao dịch hoán đổi giúp ngân hàng giảm đƣợc rủi ro tỉ giá giống nhƣ các công ty xuất nhập khẩu.