Các giải pháp về phía NHNN

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VÀ PHÁT

2.Các giải pháp về phía NHNN

Việc hoàn thiện và phát triển TTNH Việt Nam có ý nghĩa rất lớn. Khi đó, thị trƣờng có tính thanh khoản cao, các quy định pháp lý chặt chẽ nhƣng không cứng nhắc bởi vậy mà hoạt động kinh doanh của ngân hàng trở nên dễ dàng và an toàn hơn. Ngoài ra khi TTNH phát triển các hoạt động xuất, nhập khẩu của mọi thành phần kinh tế sẽ đƣợc bôi trơn và thúc đẩy, các khoản đầu tƣ và tín dụng quốc tế sẽ đƣợc kích thích luân chuyển vì vậy mà hoạt động KDNH trở nên sôi động hơn vì sự gia tăng của cung cầu ngoại tệ cũng nhƣ nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỉ giá. Tất cả những điều này đều là những thông tin rất hữu ích đối với Ngân hàng trong KDNH. Để hoàn thiện và phát triển TTNH Việt Nam NHNN cần tập trung vào những giải pháp sau:

2.1. Hướng tới chính sách tỉ giá cân bằng cung cầu

Tỉ giá cân bằng cung cầu là tỉ giá thị trƣờng, linh hoạt, là sản phẩm của quan hệ cung cầu ngoại tệ trên TTNH. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay việc thả nổi tỉ giá ngay lập tức sẽ gây ra hiệu ứng ―sốc‖ khốc liệt cho nền kinh tế và có thể ảnh hƣởng bất lợi cho hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy NHNN có thể tiến hành từng bƣớc, từ việc quy định biên độ giao động của tỉ giá để thăm dò tình hình của thị trƣờng, sau đó tăng dần biên độ giao động và không ấn định trực tiếp tỉ giá mà chỉ tiến hành can thiệp trên TTNH để tỉ giá biến động theo hƣớng có lợi cho nền kinh tế.

2.2. Hoàn thiện và phát triển thị trường liên ngân hàng

- Đối với thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng: Tỉ giá hay giá cả của ngoại tệ đƣợc hình thành theo quy luật cung cầu trên TTNH là nhân tố đóng vai trò quyết định trong việc phát triển TTNH hoạt động hiệu quả. Tỉ giá đƣợc hình thành theo hai cấp: tỉ giá bán buôn và tỉ giá bán lẻ. Tỉ giá bán buôn đƣợc hình thành trên thị trƣờng ngoại tệ liên

ngân hàng còn tỉ giá bán lẻ đƣợc hình thành trên cơ sở tỉ giá bán buôn cộng với chi phí bán lẻ.

Đối với Việt Nam do trình độ thị trƣờng còn sơ khai, ngoài yếu tố tỉ giá còn bị rằng buộc bởi nhiều yếu tố can thiệp hành chính, do đó doanh số giao dịch trên thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng mới chỉ chiếm khoảng 15-20%, nên thị trƣờng chỉ đóng vai trò thứ yếu, tỉ giá giao dịch bình quân trên thị trƣờng này chƣa thể là tỉ giá cơ bản và đặc trƣng cho cả nền kinh tế. Do đó, việc hình thành và phát triển thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng là việc làm tất yếu để hình thành và phát triển TTNH Việt Nam.

- Đối với thị trƣờng nội tệ liên ngân hàng: Do định hƣớng lâu dài trong việc điều tiết thị trƣờng ngoại tệ phải thông qua công cụ lãi suất nên yếu tố lãi suất không những là yếu tố trung tâm của thị trƣờng tiền tệ mà còn là công cụ hiệu quả để điều tiết TTNH. Về nguyên lý, giống nhƣ tỉ giá, lãi suất đƣợc hình thành theo hai cấp lãi suất bán buôn và lãi suất bán lẻ.

Đối với Việt Nam, do thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng còn sơ khai, thủ tục phức tạp nên mức độ thanh khoản và doanh số giao dịch còn thấp. Việc ảnh hƣởng của NHNN lên lãi suất thƣờng phải thông qua biện pháp can thiệp trực tiếp, hay nói cách khác thị trƣờng không có độ nhạy cảm cao với việc thay đổi lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Chính vì vậy, để có thể sử dụng công cụ lãi suất vào việc điều tiết TTNH một cách hiệu quả thì tất yếu phải hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng. Ngoài ra, việc hoàn thiện và phát triển thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng còn góp phần vào việc thúc đẩy phát triển các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh.

2.3. Hoàn thiện phương pháp công bố tỉ giá

Thực tế hiện nay, tỉ giá của VND mới chỉ gắn định với USD mà chƣa có sự gắn định với các loại ngoại tệ khác. Điều này đƣợc thể hiện trên cả phƣơng diện tập quán thị trƣờng (khối lƣợng giao dịch đƣợc tính bằng USD chiếm một tỉ trọng giao dịch lớn) và phƣơng pháp xác định và công bố tỉ giá ( tỉ giá VND/USD đƣợc xác định và công bố gần nhƣ độc lập hoàn toàn với quan hệ tỉ giá của USD với các ngoại tệ khác).

Thực tế cho thấy, USD luôn có giá trị ổn định (thể hiện ở tỉ lệ lạm phát thấp) trong khi đó VND có giá trị bấp bênh, tiềm ẩn lạm phát cao, chính vì vậy việc ấn định tỉ giá của VND với USD là điều bất hợp lý, bởi vì nó làm xói mòn sức cạnh tranh thƣơng mại quốc tế của Việt Nam. Mặt khác, hậu quả của chế độ gắn định còn thể hiện ở chỗ: nếu USD lên giá với các ngoại tệ khác, nghĩa là VND cũng lên giá theo, do đó kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu của Việt Nam. Nhƣ vây, với tập quán thị trƣờng, phƣơng pháp xác định và công bố tỉ giá nhƣ trên thì hoạt động kinh tế đối ngoại cũng nhƣ hoạt động của TTNH Việt Nam sẽ chứa đựng rủi ro tiềm ẩn có thể bùng phát một khi giá trị của USD đột ngột thay đổi lớn so với ngoại tệ khác.

Một phần của tài liệu Kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam Hiện trạng và giải pháp (Trang 69 - 71)