THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH THEO VÙNG LÃNH THỔ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 44 - 48)

THEO VÙNG LÃNH THỔ

Việc hình thành cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng sẽ có tác động rất lớn đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong từng vùng lãnh thổ nhằm phát huy tối đa nguồn nội lực nội tại của mỗi vùng và bảo đảm tương quan giữa các vùng.

Mục tiêu của việc đầu tư theo từng vùng lãnh thổ là hướng vào việc trực tiếp đáp ứng các nhu cầu về xây dựng mạng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, thực hiện chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, tạo ra thế và lực mới cho khai thác và phát huy những thế mạnh trong vùng, bảo đảm phát triển bền vững từng vùng và tăng cường sự liên kết các vùng, tạo điều kiện động viên các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất các ngành chủ yếu, giải quyết những vấn đề cấp bách trong đời sống và sinh hoạt của dân cư trên địa bàn.

Nguồn vốn đầu tư phát triển cho từng vùng chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách nhà nước.

BẢNG 7. VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO VÙNG KINH TẾGIAI ĐOẠN 2001-2005 GIAI ĐOẠN 2001-2005

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội NSNN Số tiền Tỷ lệ % so với tổng

1. Vùng miền núi phía Bắc 68,9 23,7 34,4% 2. Vùng đồng bằng Sông Hồng 205,8 42,3 20,55%

3. Vùng Bắc Trung Bộ 67,2 22,0 32,73%

4. Vùng duyên hải miền Trung 104,2 20,1 19,3%

5. Vùng Tây Nguyên 43,7 8,0 18,3%

6. Vùng Đông Nam Bộ 222,6 37,3 16,76%

7. Vùng đồng bằng Sông Cửu Long 127,7 33,0 25,84%

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Đối với vùng trung du và miền núi phía Bắc thì tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 68,9 nghìn tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là 23,7 nghìn tỷ đồng chiếm 34,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này chủ yếu là để phát huy thế mạnh về đất và rừng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến. Phát triển kinh tế trang trại. Tái tạo vốn rừng, kết hợp với phát triển các vùng rừng nguyên liệu công nghiệp. Thực hiện có hiệu quả việc định canh, định cư cho 1,4 triệu người ở 1.000 xã trong diện định canh và 1,2 triệu người ở 822 xã còn đang du canh, du cư. Phát triển công nghiệp chế biến lâm sản; công nghiệp khai thác nguyên liệu; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và tiểu thủ công nghiệp ở các đô thị và nông thôn. Ngoài ra, để khai thác tiềm năng phát triển của vùng, thì nguồn vốn ngân sách còn được sử dụng cho phát triển kết cấu hạ tầng gắn với phát triển kinh tế hàng hoá, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào; giảm dần khoảng cách với các vùng khác trong cả nước.

205,8 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước là 42,3 nghìn tỷ đồng chiếm 20,55% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Với vùng này, nguồn vốn ngân sách đầu tư chủ yếu nhằm phát huy thế mạnh về nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, giao lưu quốc tế và trong nước thuận tiện để chuyển mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động, tạo khả năng phát triển vượt trội, lôi kéo các vùng khác cùng phát triển.

Phát triển công nghiệp với trình độ công nghệ cao, ưu tiên phát triển những ngành sản xuất hướng vào xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có hiệu quả; quy hoạch vùng lúa cao sản và các vùng lúa đặc sản để xuất khẩu ở các tỉnh Hải Dương, Hà Tây, Thái Binh,…

Phát huy tốt vai trò trung tâm của cả nước, nhất là trong các lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, thông tin, thể dục thể thao và các hoạt động xã hội khác.

- Đối với vùng Bắc Trung Bộ thì tổng vốn đầu tư là 67,2 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách đầu tư là 22 nghìn tỷ đồng chiếm 32,73% tổng vốn đầu tư. Vùng Duyên hải miền Trung, thì tổng vốn đầu tư là 104,2 nghìn tỷ đồng trong đó vốn ngân sách là 20,1 nghìn tỷ đồng chiếm 19,3% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Cả hai vùng này với thế mạnh riêng của mình như: lợi thế kéo dài dọc biển Đông, có cả đồng bằng, trung du, miền núi của vùng miền Trung… thì nguồn vốn ngân sách đầu tư cho cả hai vùng chủ yếu là tập trung khai thác thế mạnh, nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong vùng, gắn phát triển kinh tế với sự hình thành mạng lưới giao thông dọc Bắc Nam và các tuyến đường nhánh, hành lang Đông Tây, các cửa khẩu…để chủ động khắc phục các khó khăn, nhất là về thời tiết; phát triển kinh tế biển và ven biển, phát triển các loại hình công nghiệp khai thác và chế biến nguyên liệu, vật liệu như xi măng, vật liệu xây dựng và các loại khoáng sản khác; hình thành các khu công nghiệp tập trung ven biển; phát triển hệ thống cảng biển, đặc

biệt là các cảng nước sâu; đa dạng hoá các sản phẩm nông nghiệp. Phát triển mạnh du lịch, nhất là các di sản văn hoá thế giới, du lịch sinh thái biển và ven biể, các cảnh quan, các di tích lịch sử trong vùng…Nối liền mạng du lịch khu vực Đông Nam Á.

- Đối với vùng Tây Nguyên thì tổng vốn đầu tư là 43,7 nghìn tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách là 8,0 nghìn tỷ đồng chiếm 18,3% tổng vốn đầu tư. Với vị trí chiến lược và ưu thế về đất đai, tài nguyên, giàu tiềm năng về gỗ, đất bazan, quặng bô xít và trữ năng thuỷ điện lớn…thì vốn ngân sách đầu tư vào vùng này nhằm đưa kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, tiến tới trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của cả nước. Từng bước cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, trước hết là vùng đồng bào các dân tộc, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Phấn đấu đến năm 2005 sẽ không còn hộ thiếu đói, không còn xã đặc biệt khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo dưới 13%; hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm xã, có điểm bưu điện văn hoá, người dân được dùng nước sạch từ giếng, 90% số xã có điện, các trạm y tế có đủ điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

- Đối với vùng Đông Nam Bộ, trong 5 năm 2001-2005 thì tổng vốn đầu tư cần thiết là 222,6 nghìn tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là 37,3 nghìn tỷ đồng chiếm 16,76%. Vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng này chiếm tỷ trọng không cao so với tổng vốn đầu tư trong các vùng khác. Vì vậy, mà vốn đầu tư từ ngân sách chủ yếu tập trung phát triển vào những ngành công nghiệp mũi nhọn; sản xuất sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật và công nghệ cao; phát triển công nghiệp chế biến xuất khẩu. Ngoài ra, nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này còn nhằm phát huy vai trò các trung tâm công nghiệp, khoa học, văn hoá, dịch vụ (du lịch, thương mại, xuất khẩu…) của thành phố Hồ Chí Minh và các vùng phụ cận, tiến tới có tầm cỡ

trong khu vực Đông Nam Á.

- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, vốn đầu tư toàn xã hội cho vùng này trong 5 năm tới là 127,7 nghìn tỷ đồng. Trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước dự kiến là 33,0 nghìn tỷ đồng chiếm 25,84% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho vùng này nhằm phát huy lợi thế của vùng sản xuất lương thực, rau quả, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ hải sản lớn nhất của cả nước. Giúp nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu sản xuất tạo hàng hoá quy mô lớn, chất lượng cao, đưa giá trị sản xuất trên 1 ha đất nông nghiệp lên gấp 1,5 - 1,7 lần so với hiện nay. Phấn đấu mức tăng trưởng kinh tế hàng năm cao hơn mức bình quân cả nước, đến năm 2005, đưa tỷ trọng cơ cấu GDP của nông, lâm ngư nghiệp chiếm 45,5%; công nghiệp và xây dựng chiếm 22,5%; dịch vụ chiếm 32%.

Tóm lại, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đang chiếm một tỷ trọng lớn, giữ vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội cho phát triển các vùng lãnh thổ trong cả nước. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, với các chính sách đầu tư phát triển của nhà nước nhằm tận dụng tiềm lực sẵn có của từng vùng để thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển quốc gia, thì nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đang đứng trước một khó khăn rất lớn về nhu cầu vốn. Chính vì vậy, trong chương trình đầu tư phát triển của mình, Chính phủ cần ban hành các chính sách nhằm thu hút nguồn vốn từ các khu vực tư nhân, từ bên ngoài…để đáp ứng nhu cầu về vốn đầu tư cho các vùng trong cả nước, thúc đẩy tăng trưởng phát triển nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 44 - 48)