BẢNG 8 CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 50 - 54)

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN

BẢNG 8 CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hũ, Bến Nghé - Đôi, Tẻ – Giai đoạn II. Đối với dự án này, nguồn vốn đầu tư được hình thành từ hai nguồn:

Vay của ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC): 48,661 tỷ JPY, để chi phí xây dựng các hạng mục công trình, dịch vụ tư vấn, trượt giá và lãi vay trong thời gian xây dựng.

Vốn đối ứng: 8,771 tỷ JPY tương đương 1.247,607 tỷ VND sử dụng cho chi phí đền bù, giải toả, thuế VAT, các khoản chi khác liên quan.

Trong đó: Vốn vay của JBIC chiếm 84,73% tổng mức đầu tư. Vốn còn lại 15,27% do Ngân sách cấp.

Để đánh giá hiệu quả của dự án này thì ta sẽ đi xem xét một vài chỉ tiêu sau. Nếu sử dụng phí thoát nước với trường hợp thu phí 10% giá cấp nước cho công tác trả nợ 100%, 50%, 15% vốn đầu tư; vận hành; bảo trì và thay thế hệ thống thoát nước và xử lý nước thải lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé - Đôi – Tẻ, thì các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả dự án đối với từng trường hợp là:

BẢNG 8. CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ DỰ ÁN CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MÔI TRƯỜNG NƯỚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(%) (tỷ đồng) 1 Trường hợp phí thoát nước cho vận

hành, bảo dưỡng, thay thế và trả 100% vốn đầu tư

- 4,6% - 5.554 0,36

2 Trường hợp phí thoát nước cho vận hành, bảo dưỡng, thay thế và trả 50% vốn đầu tư

- 3,6% - 2.241 0,59

3 Trường hợp phí thoát nước cho vận hành, bảo dưỡng, thay thế và trả 15% vốn đầu tư

4,77% - 23 1,01

Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư

Từ bảng trên ta thấy, Đối với từng trường hợp trả nợ vốn đầu tư như trên thì các chỉ tiêu NPV, B/C đều phản ánh dự án đầu tư không đạt hiệu quả hay Công ty Thoát nước thành phố Hồ Chí Minh không có khả năng trả nợ vay nước ngoài. Như vậy, để đầu tư xây dựng, vận hành tốt hệ thống thoát nước và xử lý nước lưu vực Tàu Hũ – Bến Nghé – Đôi – Tẻ thành phố Hồ Chí Minh, thì cần phải áp dụng phương án: “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Tức là thành phố Hồ Chí Minh đầu tư để xây dựng hệ thống và nhân dân phải chi trả phí thoát nước để vận hành, bảo dưỡng hệ thống với kết quả tính toán phí thoát nước 10% giá cấp nước. Khi đó các chỉ tiêu thu được là:

NPV = 907 tỷ VND ( hệ số chiết khấu 5%) B/C = 1,37

Với phương án này thì: NPV > 0 và B/C > 1. Điều đó chứng tỏ rằng dự án đầu tư đã đạt được hiêu quả tài chính.

Đây là công trình cơ sở hạ tầng nên nhà nước cần phải hỗ trợ cho việc xây dựng. Tuy nhiên, để thực hiện “Nhà nước và nhân dân cùng làm” thì

người dân phải có nghĩa vụ thực hiện đóng đầy đủ phí thoát nước để duy trì và phát triển hệ thống hoạt động tốt hơn.

+ Dự án đầu tư thực hiện chương trình 135

Tổng vốn đầu tư của chương trình 135 từ năm 1998-2005 đạt khoảng 10.178 tỷ đồng. Vốn ngân sách Trung ương 9.142 tỷ đồng, trong đó bố trí cho xây dựng cơ sở hạ tầng các xã 6.610 tỷ đồng; xây dựng trung tâm cụm xã 2.100 tỷ đồng; đào tạo cán bộ 83,6 tỷ đồng; quy hoạch dân cư 60 tỷ đồng; phát triển sản xuất 284 tỷ đồng. Vốn ngân sách địa phương 527 tỷ đồng. Vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các Bộ, ngành,… là 509 tỷ đồng.

Việc đầu tư thực hiện chương trình 135 đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ bản điều kiện cơ sở hạ tầng nông thôn miền núi. Từ năm 1998 đến năm 2005 đã đầu tư trên 25.000 công trình hạ tầng và 498 trung tâm cụm xã, trong đó hoàn thành đưa vào sử dụng trên 20.000 công trình và trên 200 trung tâm cụm xã. Đến năm 2005, có 86% xã có trường tiểu học, 73% xã có trường THCS kiên cố, 96% xã có trạm y tế, 74% xã có trạm bưu điện văn hoá, 61% xã có trạm truyền thanh, 44% xã có chợ, thêm 500 xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Dự kiến có trên 800 xã thoát khỏi tình trạng xã nghèo đặc biệt khó khăn.

Góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 20% vào năm 2005, đạt mục tiêu chương trình.

Góp phần quan trọng cải thiện rõ rệt đời sống của đồng bào các dân tộc vùng đặc biệt khó khăn trên các lĩnh vực đời sống văn hoá xã hội, giáo dục, y tế và sức khoẻ cộng đồng.

Góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đảm bảo quốc phòng trên các địa bàn chiến lược xung yếu của đất nước. Hầu hết các xã của chương trình 135 nằm trong địa bàn vùng sâu vùng xa, vùng biên giới có điều kiện khó khăn, bọn phản động lợi dụng tôn giáo truyền đạo trái phép, tuyên

truyền phản động, xúi dục dân di cư tự do…Chương trình 135 đã thu hút sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội, phát huy vai trò của cộng đồng dân trong việc lựa chọn dự án, giám sát thực hiện và nâng cao năng lực cán bộ chính quyền cơ sở, góp phần củng cố và hoàn thiện hệ thống chính trị cơ sở, đẩy lùi tệ nạn xã hội củng cố lòng tin của nhân dân.

- Ngoài ra, việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách nhà nước còn được thể hiện ở việc hạn chế được tình trạng dàn trải trong hoạt động đầu tư.

So với năm 2004 và các năm trước, năm 2005, các Bộ, ngành, các địa phương đã tích cực rà soát sắp xếp lại lĩnh vực đầu tư và xây dựng bằng vốn ngân sách nhà nước theo hướng tập trung hơn cho các công trình trọng điểm, tránh dàn đều, phân tán. Một số Bộ, ngành, tỉnh, thành phố đã hạn chế việc khởi công mới các công trình, dự án, tập trung vốn cho các dự án chuyển tiếp, các dự án hoàn thành trong năm 2005. Nhiều địa phương đã kiên quyết đình hoãn những công trình không đủ điều kiện và những công trình chưa thực sự cấp thiết để tập trung vốn cho các dự án đầu tư có hiệu quả, cấp thiết.

Năm 2005, tổng vốn đầu tư của khối địa phương tăng 32% so với năm 2004, nhưng số dự án bố trí chỉ tăng 8% hạn chế tối đa những công trình khởi công mới, đây là một cố gắng trong việc bố trí phân bổ vốn của các địa phương.

Quy mô vốn đầu tư bố trí cho một dự án cao hơn năm 2004, bình quân 1 dự án do Trung ương quản lý là 6,8 tỷ đồng so với năm 2004 là 6,04 tỷ đồng, trong đó các dự án nhóm A là 91,4 tỷ đồng/dự án; nhóm B là 7,25 tỷ đồng/dự án so với năm 2004 là 5,4 tỷ đồng; nhóm C là 1,27 tỷ đồng/dự án so với năm 2004 là 1,1 tỷ đồng. Ở các địa phương bố trí vốn bình quân 1 dự án cũng cao hơn năm 2004, bình quân chung là 3,15 tỷ đồng/dự án so với năm 2004 là 2,34 tỷ đồng, trong đó: dự án nhóm A là 88,9 tỷ đồng/dư án so với năm 2004 là 65,73

tỷ đồng; dự án nhóm B là 6,51 tỷ đồng/dự án so với năm 2004 là 5,65 tỷ đồng; dự án nhóm C là 1,86 tỷ đồng/dự án so với năm 2004 là 1,41 tỷ đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư và xây dựng cũng làm tăng hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Trong vài năm gần đây, thì thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng đã được hạn chế rất nhiều. Làm được điều này là do trong những năm qua, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị quyết, chỉ thị và trực tiếp chỉ đạo các Bộ, các ngành, các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Đồng thời nghiên cứu, xây dựng các luật như: Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Chống tham nhũng,…và nội dung các luật này đều có các quy định rõ ràng, cụ thể liên quan đến vấn đề chống thất thoát, lãng phí, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư phát triển.

Ngoài ra, một số Bộ, ngành cũng đã rà soát, soạn thảo; bổ sung một số cơ chế phù hợp; ban hành một số Quyết định, Chỉ thị, Thông tư nhằm ngăn chặn tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng. Như, Bộ Xây Dựng đã ban hành 19 quyết định, 6 chỉ thị, 10 thông tư tập trung vào những vấn đề bức xúc, cấp thiết như chống thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng; tăng cường kiểm tr chất lượng các công trình được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước; hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; biên soạn 7 quy chuẩn và 66 tiêu chuẩn xây dựng mới; ban hành định mức chi phí quy hoạch xây dựng, phương pháp xây dựng giá cả máy móc và thiết bị thi công và nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 50 - 54)