Hiệu quả kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 27 - 28)

3. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ.

3.1.2.Hiệu quả kinh tế xã hộ

3.1.2.1. Khái niệm

Hiệu quả kinh tế - xã hội là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế -xã hội thu được so với các đóng góp mà nền kinh tế và xã hội đã phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.

Các dự án đầu tư nhằm đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội thường là các dự án được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vì mục đích của việc đầu tư là đạt được những lợi ích về kinh tế xã hội trong kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân. Và để xem xét mức độ đóng góp cụ thể của các dự án đầu tư trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế có đạt hay không thì ta sẽ dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá sau.

3.1.2.2. Các tiêu chuẩn đánh giá

Đối với mọi quốc gia, mục tiêu chủ yếu của nền sản xuất xã hội là tối đa hoá phúc lợi. Mục tiêu này thường được thể hiện qua các chủ trương chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước. Ở các nước phát triển, các mục tiêu chủ yếu được đề cập trong kế hoạch phát triển dài hạn được đo lường bằng các tiêu chuẩn sau:

- Nâng cao mức sống dân cư: Đựơc thể hiện gián tiếp thông qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc gia, mức gia tăng thu nhập, tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Phân phối thu nhập và công bằng xã hội: Thể hiện thông qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triền và đẩy mạnh công bằng xã hội.

- Gia tăng số lao động có việc làm: Đây là một trong những mục tiêu chủ yếu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các nước thừa lao động thiếu việc làm.

- Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ: Những nước đang phát triển không chỉ nghèo mà còn là nước nhập siêu. Do đó đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là những mục tiêu quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế tại các quốc gia này.

- Các mục tiêu kế hoạch kinh tế khác là:

+ Tận dụng khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới được phát hiện. + Nâng cao năng xuất lao động, đào tạo lao động có trình độ tay nghề cao, tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật để hoàn thiện cơ cấu sản xuất của nền kinh tế

+ Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây truyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.

+ Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi, dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 27 - 28)