1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRONG 5 NĂM 2006-
1.1.3. Phát triển các ngành dịch vụ
Tiếp tục ưu tiên phát triển mạnh thương mại và dịch vụ đúng với tiềm năng của từng vùng; nâng cao năng lực và chất lượng, tăng sức cạnh tranh của
các sản phẩm hàng hoá dịch vụ với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Thực hiện cạnh tranh bình đẳng, nâng cao hơn nữa vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng trong sản xuất, kinh doanh và đời sống xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế hiệu quả.
Tiếp tục tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có tiềm năng để phát huy ưu thế và khả năng cạnh tranh như du lịch, hàng không, vận tải biển, tài chính, ngân hàng, đồng thời phát triển mạnh dịch vụ du lịch, chất lượng cao, góp phần tạo nhiều việc làm. Đẩy mạnh các hoạt động xuất nhập khẩu và quan hệ kinh tế đối ngoại.
Nâng cao chất lượng hoạt động thương mại trong nước theo hướng hiện đại, văn minh và mở rộng đến mọi vùng trong cả nước, thoả mãn mọi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội với giá cả phù hợp, ổn định, hỗ trợ sản xuất trong nước phát triển, đảm bảo huy động nguồn hàng xuất khẩu lớn và thích ứng với tiến trình hội nhập, cạnh tranh quốc tế. Bảo đảm hàng hóa lưu thông thông suốt trong thị trường nội địa và giao lưu buôn bán với nước ngoài. Mở rộng mạnh mẽ tất cả các loại thị trường, cả thị trường thành thị, thị trường nông thôn, thị trường miền núi.
Hoàn thiện các cơ chế, chính sách hài hoà với tiêu chuẩn của Tổ chức Thương mại thế giới và Hiệp định chung về thương mại - dịch vụ để tạo thuận lợi cho các đàm phán và giải quyết tranh chấp. Chuẩn bị các điều kiện để thực hiện tốt các cam kết dịch vụ sau khi gia nhập WTO và thực hiện các cam kết tự do hoá dịch vụ trong khuôn khổ ASEAN đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP ngành dịch vụ giai đoạn 2006 - 2010 là 7,7-8,2%/năm. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu, tăng tỷ trọng dịch vụ trong GDP lên trên 40-41% vào năm 2010.
Định hướng phát triển các ngành dịch vụ chính:
Dịch vụ du lịch: Phát triển du lịch Việt Nam trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phấn đấu sau năm 2010 du lịch Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia có ngành du lịch phát triển trong khu vực. Phát triển nhanh dịch vụ du lịch chất lượng cao. Đảm bảo quan hệ hài hoà giữa phát triển du lịch và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, môi trường và văn hoá.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 11-11,5%/năm, với các chỉ tiêu cụ thể sau: Đến năm 2010, thu hút được lượng khách quốc tế vào Việt Nam du lịch 6 triệu lượt người và 23 triệu lượt người khách nội địa.
Dịch vụ vận tải: Đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa, hành khách trong cả nước, đảm bảo một phần nhu cầu vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu với chất lượng dịch vụ vận tải ngày càng cao. Nâng cao chất lượng phương tiện vận tải, tăng cường giải pháp nhằm giảm tối đa tai nạn giao thông. Thiết lập mạng lưới vận tải đa phương thức, chuyển dịch cơ cấu vận tải theo hướng tăng khối lượng luân chuyển bằng đường biển, đường sắt, giảm tỷ lệ vận tải đường bộ.
Phấn đấu đến năm 2010, khối lượng vận tải hàng hoá tăng bình quân hàng năm khoảng 9,4%; khối lượng luân chuyển hàng hoá tăng bình quân hàng năm 10,7%; khối lượng vận chuyển hành khách tăng bình quân hàng năm khoảng 9,8%; khối lượng luân chuyển hành khách tăng bình quân hàng năm 11,5%. Phấn đấu đạt thị phần vận tải trên các tuyến bay quốc tế của Việt Nam từ 40 đến 45%. Mở rộng sân bay để có thể tiếp nhận được 13 triệu lượt hành khách năm 2005 lên 20,8 triệu vào năm 2010. Hệ thống cảng biển đạt năng lực bốc xếp thông qua cảng 208 triệu tấn vào năm 2010.
Hướng phát triển chung là tập trung nâng cao năng lực, cơ sở vật chất của ngành và năng lực của đội ngũ cán bộ để nâng cao năng lực cạnh tranh,
từng bước mở cửa thị trường dịch vụ vận tải, qua đó tăng cường thu hút các nguồn vốn nước ngoài và tiếp cận công nghệ hiện đại để phát triển vận tải.
Dịch vụ bưu chính viễn thông: Tiếp tục nâng cao chất lượng, giảm chi phí, bảo đảm giá cước hợp lý nhằm nâng cao sức cạnh tranh để đáp ứng xu hướng hội nhập. Đa dạng hoá các dịch vụ và chính sách chăm sóc khách hàng. Phát triển mạnh dịch vụ bưu chính viễn thông và các dịch vụ mới như Internet tốc độ cao, điện thoại di động trong nước và quốc tế, các dịch vụ băng rộng..., tiếp tục phát triển các điểm bưu điện - văn hoá xã, phổ cập các dịch vụ bưu chính viễn thông cơ bản; đẩy mạnh các hình thức dịch vụ có khả năng xuất khẩu thu ngoại tệ.
Đến năm 2010, đạt trình độ khu vực về mật độ điện thoại, công nghệ và các loại hình dịch vụ bưu chính-viễn thông.
Phấn đấu tốc độ tăng số điện thoại trên mạng bình quân hàng năm là 17%/năm; tổng số máy điện thoại đạt 31 triệu máy; mật độ điện thoại đạt 35 máy/100 dân.