Đẩy mạnh chủ trương khoán chi hành chính, khoán biên chế, mở rộng thực hiện cho tất cả các đơn vị hành chính các cấp Giảm dần, tiến tớ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 79 - 82)

2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CHO DỰ ÁN TỪ NSNN

2.6. Đẩy mạnh chủ trương khoán chi hành chính, khoán biên chế, mở rộng thực hiện cho tất cả các đơn vị hành chính các cấp Giảm dần, tiến tớ

rộng thực hiện cho tất cả các đơn vị hành chính các cấp. Giảm dần, tiến tới loại bỏ hoàn toàn các hình thức bao cấp gián tiếp cho các doanh nghiệp nhà nước như miễn giảm thuế, khoanh nợ, xoá nợ, cho vay ưu đãi…

Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và thực hiện cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp theo hướng tăng quyền tự chủ về tài chính, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, về quản lý tổ chức, biên chế,…để áp dụng cho tất cả các đơn vị sự nghiệp có thu, tạo động lực đẩy mạnh phát triển các hoạt động dịch vụ công. Sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở sự nghiệp ngoài công lập theo chủ trương đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá các hoat động: y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao… ở những địa bàn, khu vực có điều kiện.

Các Bộ, cơ quan trung ương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương điều hành quản lý ngân sách chặt chẽ tiết kiệm, hiệu quả theo đúng dự toán ngân sách đã được giao; đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi tiêu đã quy đinh. Các địa phương chủ động sử dụng dự phòng ngân sách để phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai; thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, cấp bách mới phát sinh; thực hiện đúng chế độ công khai ngân sách; tổ chức công tác kiểm tra thường xuyên việc quản lý sử dụng ngân sách, tài sản của nhà nước ở các đơn vị sử dụng ngân sách; ban hành và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu đơn vị nếu để xảy ra những vi phạm, thất thoát, lãng phí ngân sách, tài sản công.

Tăng cường tính công khai minh bạch của ngân sách nhà nước trong tất cả các khâu từ xây dựng chính sách, lập dự toán, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện và quyết toán ngân sách của tất cả các cấp.

KẾT LUẬN

Để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội là phát triển bền vững nền kinh tế, tạo nhịp độ tăng trưởng kinh tế 7,5%/năm. Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá tinh thần cho nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại hoá. Tiến nhanh, tiến mạnh, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, hướng tới quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Để thực hiện được các mục tiêu trên thì trong những năm tới nền kinh tế của chúng ta cần rất nhiều vốn, trong khi đó sự đáp ứng của nền kinh tế nước ta hiện nay còn hạn hẹp. Chính vì lẽ đó vấn đề sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong điều kiện hiện nay và những năm tới là yêu cầu vừa cấp bách vừa mang tính lâu dài, thường xuyên.

Nhà nước cần tăng cường hơn nữa và chuẩn hoá công tác quản lý nhà nước về đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.

Đồng thời tăng cường tính chủ động cho các cấp chính quyền địa phương trong việc bố trí kế hoạch đầu tư hàng năm; nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý trong quá trình đầu tư từ khâu quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đần tư các dự án cụ thể, triển khai thực hiện dự án, thanh quyết toán công trình.

Thực hiện một cách công bằng trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa các tỉnh, thành phố, giữa các ngành, các vùng có những điều kiện tự nhiên và xã hội khác nhau.

Khắc phục sự lãng phí trong đầu tư do chưa quản lý chặt chẽ đầu tư theo quy hoạch được duyệt. Hạn chế tối đa tình trạng thất thoát vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

Đẩy nhanh việc xây dựng nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đối với các địa phương trong kế hoạch hàng năm.

Thực hiện chủ trương phân cấp mạnh hơn, toàn diện hơn cho cơ sở theo hướng gắn quyền hạn với trách nhiệm của cá nhân và tổ chức trong từng khâu của quá trình đầu tư, tăng cường kiểm tra, thanh tra, chống thất thoát, lãng phí.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước hiện nay đang là vấn đề cấp thiết cần đươc quan tâm nghiên cứu. Chính vì vậy, em mong rằng những giải pháp đưa ra trên đây sẽ đóng góp một phần nhỏ bé trong việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước.

Do còn là một sinh viên, nên phương pháp và quá trình nghiên cứu còn hạn chế, vì thế mà luận văn vẫn còn nhiều thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp bổ sung của các thầy cô giáo và các bạn để luận văn có thể hoàn chỉnh hơn. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn cô giáo

PGS. TS. Nguyễn Thị Bất đã giúp đỡ em hoàn thành giai đoạn thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

Em xin chân thành cảm ơn !

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w