1. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH THEO NGÀNH KINH TẾ
1.3. Vốn đầu tư phát triển ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông trong 5 năm qua đã có bước phát triển đáng kể, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành đã được tăng cường, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Trong 5 năm (1996-2000) đã xây dựng mới và nâng cấp 5.134 km đường quốc lộ, làm mới 11,5 km cầu đường bộ, sửa chữa và nâng cấp 200 km đường sắt, khôi phục 2,5 km cầu trên tuyến đường sắt Thống Nhất. Mở rộng và từng bước hiện đại hoá các cảng biển quan trọng như Hải Phòng, Sài Gòn, Đà Nẵng, Cần Thơ…nâng năng lực thông qua hệ thống cảng biển lên trên 70 triệu tấn/năm. Giao thông nông thôn đã có nhiều cải thiện.
Hệ thống bưu chính viễn thông có bước phát triển khá, được hiện đại về cơ bản. Tất cả các tỉnh và các huyện được trang bị tổn đài điện tử, được nối với nhau qua các tuyến cáp quang và viba số. Các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đát xấp xỉ 20 máy/100 dân, trên 85% số xã trong toàn quốc đã có điện thoại. Mạng viễn thông quốc tế và công nghiệp viễn thông có bước phát triển nhanh, hiện đại hơn.
Trong 5 năm (2001-2005), ngành giao thông vận tải sẽ tập trung nâng cấp và xây dựng mới các tuyến giao thông huyết mạch của đất nước, đảm bảo
các phương tiện vận tải sắt, thuỷ, bộ, hàng không và đường ống thông suốt mọi miền đất nước, có biện pháp tích cực để giải quyết tốt vận tải hành khách công cộng ở các thành phố lớn như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ngành bưu chính viễn thông sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, phấn đấu 100% tuyến liên tỉnh được cáp quang hoá vào năm 2005 để cơ bản hình thành xa lộ thông tin quốc gia. Nâng mức độ sử dụng cơ bản bình quân về điện thoại từ 4% hiện nay lên mật độ 7 - 8% vào năm 2005, tạo điều kiện phát triển mạnh dịch vụ Internet. Để thực hiện mục tiêu này thì nguồn vốn đâu tư cần