1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỪ NGUỒN VỐN NSNN TRONG 5 NĂM 2006-
1.1.2. Phát triển nhanh công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và hiện đại hóa
sức cạnh tranh và hiện đại hóa
Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển cao đi đôi với nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của ngành
công nghiệp để giữ vững và mở rộng thị phần trong nước và quốc tế. Ưu tiên thoả đáng cho việc phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển công nghiệp phụ trợ.
Đảm bảo cân đối cung cầu của nền kinh tế về những sản phẩm công nghiệp chủ yếu như điện, than, thép xây dựng, xăng dầu, xi măng, phân bón trên cơ sở đẩy mạnh sản xuất trong nước; đáp ứng yêu cầu trong nước các sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Chú trọng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu.
Phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,2-15,5%/năm, giá trị gia tăng công nghiệp tăng 9,5-10,2%/năm. Đến năm 2010, công nghiệp khai khoáng chiếm tỷ trọng 8,4% giá trị sản xuất công nghiệp, công nghiệp chế biến chiếm 87,2%, công nghiệp điện nước ga chiếm 4,4%.
Định hướng phát triển một số ngành công nghiệp cụ thể như sau:
Ngành điện trong 5 năm tới phấn đấu bảo đảm đáp ứng ổn định điện cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng. Đầu tư xây dựng đồng bộ nguồn và lưới điện để đến năm 2010 điện sản xuất toàn quốc 96,1 tỷ Kwh, giảm tổn thất điện năng xuống mức 10%. Tiếp tục triển khai xây dựng thị trường điện cạnh tranh. Chủ động hợp tác quốc tế và khu vực để trao đổi điện năng với các nước thông qua việc liên kết lưới điện với Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan, hợp tác đầu tư về nguồn điện với Lào và các nước. Trong kế hoạch 5 năm tới cần đầu tư phát triển nguồn và lưới điện đồng bộ với cơ cấu hợp lý giữa nhiệt điện than - nhiệt điện chạy khí - thuỷ điện. Đồng thời đặc biệt lưu ý đầu tư các dự án nguồn điện đảm bảo đúng tiến độ, tránh tình trạng thiếu điện do đầu tư chậm. Tập trung vào ưu tiên vốn đầu tư cho dự án thuỷ điện Sơn La, các dự án nhiệt điện than và nhiệt điện chạy khí. Phấn đấu tăng thêm công suất nguồn điện trong kế hoạch 5 năm khoảng 12.400 Mw, đưa tổng công suất
nguồn đến năm 2010 khoảng 23.000-24.000 Mw, trong đó thuỷ điện 8.800 Mw, nhiệt điện chạy khí 7.000 Mw, nhiệt điện than 4.200 Mw, còn lại là các nguồn khác.
Riêng với vùng nông thôn, phấn đấu đến năm 2010 cung ứng điện với chất lượng cao, ổn định với giá điện theo quy định cho 90-95% số hộ, 100% số xã. Một số địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa, hải đảo sẽ được cấp điện từ các nguồn năng lượng mới như thuỷ điện nhỏ, điện gió, điện mặt trời… Phấn đấu hạ giá thành sản xuất và đầu tư.
Ngành than: Với phương châm bố trí sản xuất than hợp lý để vừa đảm bảo cân đối cung và cầu hiện tại, vừa đảm bảo nguồn cung cấp lâu dài cho giai đoạn phát triển sau, trong đó ưu tiên đáp ứng nhu cầu than cho các hộ tiêu thụ lớn như điện, xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng, chất đốt sinh hoạt cho các vùng nông thôn, miền núi. Mức tăng trưởng bình quân toàn ngành 5 năm khoảng 9,3%/năm, đến năm 2010 dự kiến sản xuất 42 triệu tấn than sạch; trong đó chủ yếu để đáp ứng nhu cầu trong nước, còn lại dành cho xuất khẩu khoảng 8-9 triệu tấn những năm đầu và giảm dần những năm sau.
Ngành dầu khí: Tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài trong tìm kiếm thăm dò dầu khí nhằm tăng nhanh trữ lượng xác minh hàng năm khoảng 30-35 triệu tấn dầu quy đổi. Năm 2010 đạt sản lượng khai thác dầu thô 21,6 triệu tấn (kể cả phần khai thác ở nước ngoài). Khai thác khí đạt 13,2 tỷ m3. Hoàn thành đầu tư dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất vào năm 2009, triển khai đầu tư các dự án hóa dầu, lọc dầu Nghi Sơn, lọc dầu phía Nam, đầu tư khai thác dầu khí ở nước ngoài. Đảm bảo cung cấp đủ khí cho sản xuất điện, phân bón và cho công nghiệp. Thực hiện triển khai hoạt động dịch vụ dầu khí ra nước ngoài.
Ngành thép: Dự báo nhu cầu thép nước ta đến năm 2010 khoảng 10,2 triệu tấn tăng bình quân 7,5-8%/năm. Để cân đối với nhu cầu, dự kiến đến
năm 2010 sản lượng thép các loại sản xuất trong nước đạt 6,5 triệu tấn, phôi thép đạt 3 triệu tấn. Ngoài ra sẽ đẩy mạnh sản xuất thép tấm và thép lá để đáp ứng một phần nhu cầu trong nước. Tạo điều kiện để thu hút đầu tư nước ngoài góp phần tăng năng lực sản xuất của ngành thép. Đồng thời triển khai các dự án khai thác quặng, sản phẩm và thép để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Ngành khai khoáng và luyện kim màu: Tập trung hoàn thành Tổ hợp đồng Sin Quyền vào năm 2006; đầu tư Tổ hợp bôxit - alumina Lâm Đồng công suất 600 nghìn tấn/năm để xuất khẩu alumina, tiến tới luyện nhôm. Tiếp tục chuẩn bị đầu tư dự án sản xuất alumina công suất 1-2 triệu tấn/năm tại Đắc Nông để xuất khẩu.
Ngành xi măng: Phấn đấu đến cuối kỳ kế hoạch 2006-2010 thoả mãn nhu cầu ximăng trong nước và có xuất khẩu. Đến năm 2010 sản xuất đạt 50 triệu tấn ximăng. Để đạt mục tiêu trên cần tiếp tục đẩy nhanh tốc độ đầu tư các dự án xi măng đã triển khai trong năm 2004-2005 đồng thời thu xếp nguồn vốn để triển khai đầu tư các dự án mới đã được quy hoạch. Tiến hành nghiên cứu cải tạo, thay công nghệ lò đứng sang lò quay ở một số nhà máy xi măng lò đứng hiện nay nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng xi măng, tận dụng cơ sở hiện có. Đáp ứng đủ nhu cầu xi măng trong nước.
Ngành giấy: Tiếp tục quy hoạch đầu tư phát triển vùng nguyên liệu giấy ở những vùng, khu vực có tiềm năng, gần nơi tiêu thụ. Tập trung đầu tư các dự án sản xuất giấy và bột giấy nhằm từng bước thay thế bột giấy nhập khẩu. Phấn đấu tăng sản lượng để thoả mãn nhu cầu trong nước các loại giấy chất lượng trung bình, giấy thấp cấp. Năm 2010 sản xuất đạt 1,2 triệu tấn giấy bìa các loại.