Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 48 - 50)

3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TỪ NSNN

3.1.Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư từ NSNN

triển khai trên tinh thần nghiêm túc ngay từ đầu năm. Trong bố trí kế hoạch, nhìn chung các Bộ, ngành, địa phương cơ bản đã chấp hành Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, đã bố trí tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng, đúng mục tiêu, đúng cơ cấu ngành được giao kế hoạch. Chú trọng tập trung vốn để hoàn thành sớm các công trình có thể hoàn thành trong năm, chống dàn trải, thất thoát, lãng phí. Do vậy, năm 2005, việc sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư xây dựng cơ bản, cho các lĩnh vực kinh tế xã hội đã có những cải thiện, biểu hiện ở một số mặt sau đây:

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước đã phát huy tính tích cực trong việc thu hút cao hơn các nguồn vốn khác trong xã hội để đưa vào đầu tư:

Việc bố trí tập trung hơn nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đã có tác động tích cực việc thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách vào mục tiêu chuyển đổi cơ cấu kinh tế để nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế của từng vùng, từng ngành. Tổng đầu tư phát triển toàn xã hội kế hoạch năm 2005 ước thực hiện khoảng 320 nghìn tỷ đồng, tăng 6,7% so với kế hoạch đầu năm, chiếm 38,2% GDP. Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ước thực hiện khoảng 74 nghìn tỷ đồng, tăng 12,1% so với kế hoạch đầu năm, bằng 23,1% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn tín dụng đầu tư ước thực hiện khoảng 30 nghìn tỷ đồng, bằng 96,8% so với kế hoạch, chiếm 9,4% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước ước thực hiện 50 nghìn tỷ đồng, chiếm 15,6% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư của dân cư và tư nhân ước thực hiện 105 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 22% so với kế hoạch đầu năm, chiếm khoảng 32,8% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện bằng kế hoạch đầu năm 47 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,7% tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; vốn huy động khác ước thực

hiện khoảng 14 nghìn tỷ đồng, bằng 93,3% kế hoạch đầu năm, chiếm 4,4% so với tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

- Tổng số dự án, công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2005 là 5.070 dự án, công trình so với năm 2004 là 3.640, trong đó: các Bộ, ngành Trung ương quản lý 922 công trình so với năm 2004 là 980 công trình; các tỉnh, thành phố khoảng 4.077 dự án, công trình so với năm 2004 là 2.660 công trình. Trong đó, ta sẽ đi xem xét một số dự án cụ thể như:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho dự án từ nguồn ngân sách nhà nước (Trang 48 - 50)