b. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp/ngành [20], [21], [23], [34]
1.4.2. Kinh nghiệm của các nớc đang phát triển [2], [26], [29]
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho các quốc gia phát huy đợc lợi thế so sánh, giảm chi phí nhờ mở rộng qui mô, chuyển giao vốn và kỹ thuật quản lý, phát triển nguồn nhân lực, loại bỏ những hạn chế của thị trờng bị bó hẹp trong mỗi quốc gia. Với tự do hoá thơng mại, việc cắt giảm các hàng rào và chi phí hạn chế các luồng giao dịch quốc tế về hàng hoá, dịch vụ sẽ hạn chế những lệch lạc trong đầu t và phân bổ các nguồn lực, làm cho nền kinh tế vận hành có hiệu quả hơn, doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn. một nền thơng mại mở cửa hơn sẽ đẩy nhanh tiến bộ công nghệ, thúc đẩy năng suất thông qua sức ép cạnh tranh, do đó, mở rộng đợc các thị trờng tiềm năng và xuất khẩu, góp phần duy trì tăng trởng bền vững. Kinh nghiệm ở các nớc đang phát triển cho thấy những cải cách thơng mại còn là nhân tố quan trọng cho việc tự do hoá cán cân thanh toán quốc tế, đa đồng nội tệ có khả năng chuyển đổi đầy đủ. Đồng thời, hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần làm giảm các hiện tợng tiêu cực nh tình trạng tìm kiếm siêu lợi nhuận và tình trạng buôn lậu.
Thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là tham gia các thoả thuận và các tổ chức quốc tế còn nâng cao khả năng nắm bắt và vận dụng có hiệu quả các ứng xử và chuẩn mực quốc tế; vị thế dàm phán song phơng, đa phơng và khả năng tự
bảo vệ trong khuôn khổ pháp lý quốc tế khi có tranh chấp đợc nâng cao; khả năng thiết lập mối quan hệ bình đẳng hơn với các nớc lớn đợc tăng cờng và do vậy hạn chế đợc những áp đặt về chính trị thông qua các sức ép về kinh tế. Việc các nớc lớn, các trung tâm quốc tế vừa hợp tác vừa kiềm chế lẫn nhau cũng tạo điều kiện cho các nớc đang phát triển có thể hội nhập đồng thời bảo vệ đợc các lợi ích chính trị và xã hội của mình.
Thách thức và khó khăn trong hội nhập kinh tế quốc tế cũng là không nhỏ, thậm chí còn làm nhiều nớc đang phát triển do dự mở rộng cánh cửa kinh tế và tiến hành hội nhập. Nhiều nớc đang phát triển còn rất hạn chế về năng lực đáp ứng với những đòi hỏi nhất định của hội nhập kinh tế quốc tế và khả năng vợt qua chính mình cho những cải cách bên trong. Điều chỉnh cơ cấu (ngành) kinh tế nh một hệ quả của hội nhập kinh tế quốc tế cũng gây ra những xáo động và thiệt hại nhất định về ngắn hạn, đặc biệt là trong giai đoạn đầu mở cửa. Suy thoái của nhiều doanh nghiệp hay thậm chí của một số ngành yếu kém cạnh tranh làm tăng nạn thất nghiệp, trong khi thu ngân sách có thể giảm (nh thu từ thuế thơng mại và kinh doanh của các doanh nghiệp yếu kém). Chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân c, giữa các vùng có thể giãn ra nhiều hơn so với sự khác biệt về các u thế vốn có. Việc tham gia các cam kết quốc tế và tổ chức quốc tế vận hành trên cơ sở những nguyên tắc ràng buộc cũng hạn chế phạm vi điều chỉnh chính sách kinh tế ở cả tầm vĩ mô và vi mô.
Tuy nhiên, các nớc đang phát triển hoàn toàn có thể hội nhập kinh tế quốc tế thành công khi biết kết hợp các cải cách kinh tế và thể chế chính trị, hành chính bên trong, phát huy tính tích cực và sự phân biệt có hiệu quả các nguồn lực vốn có và tạo dựng cơ chế điều hoà lợi ích của nhóm xã hội, dân c. Các vấn đề chính sách thờng đợc chú trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là:
- Hoàn thiện hệ thống pháp lý phù hợp với các cam kết, thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là những nguyên tắc và phạm vi điều chỉnh của các tổ chức đã và sẽ tham gia; xây dựng cơ chế thực thi hiệu quả các qui định đã ban hành và giải quyết các tranh chấp phát sinh khi thực thi các qui định đó.
- Hoàn thiện quản lý Nhà nớc về kinh tế, nhất là quản lý kinh tế vĩ mô và đầu t Nhà nớc, nâng cao tính minh bạch chính sách và khả năng tiếp cận thông tin một cách có hệ thống; nâng cao trình độ và trách nhiệm của bộ máy công chức Nhà nớc.
- Duy trì ổn định kinh tế vĩ mô (đảm bảo mức cân bằng, hợp lý về lạm phát, lãi suất, tỷ giá hôi đoái, thâm hụt ngân sách và thâm hụt tài khoản vãng lai).
- Nâng cao hiệu quả khu vực doanh nghiệp Nhà nớc ở qui mô thích hợp, chủ yếu là ở các khu vực hoạt động công ích.
- Nâng cao tính linh hoạt của thị trờng lao động, tăng cờng đầu t vào nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu cải cách kinh tế định hớng thị trờng và yêu cầu hội nhập kinh tế.
- Thúc đẩy đầu t t nhân và sự phát triển của các doanh nghiệp t nhân, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Tạo dựng hệ thống bảo hiểm xã hội và chú trọng xoá đói giảm nghèo. Kinh nghiệm của các nớc đang phát triển cũng cho thấy: trong một thế giới liên kết kinh tế - thông tin, thuận lợi và khó khăn, lợi ích và phí tổn luôn đan xen nhau và hội nhập kinh tế quốc tế là sự lựa chọn tất yếu thì trí tuệ của dân tộc, ý chí chính trị, hành động và trách nhiệm của lãnh đạo là nhân tố quyết định đảm bảo thành công cho những cải cách bên trong và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tóm lại, dù là nớc phát triển nh Nhật Bản, các nớc công nghiệp mới hay các nớc đang phát triển, tuy khác nhau về lộ trình, nội dung hay hình thức trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhng đều có một số đặc điểm chung sau đây:
- Chuyển từ định hớng phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu sang hớng tích cực hớng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu tuỳ theo lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, mỗi giai đoạn phát triển và tình hình thị trờng trên cơ sở tích cực đàm phán tham gia các tổ chức khu vực và quốc tế.
- Chủ động từng bớc thực hiện tự do hoá thơng mại, đầu t, kinh doanh.
- Tuân thủ các cam kết, tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế trong các lĩnh vực và hoạt động quản lý kinh doanh.
- Xúc tiến các hoạt động thơng mại và vận động đầu t ở nớc ngoài song song với khuyến khích các doanh nghiệp trong nớc đầu t ra nớc ngoài.
- Hỗ trợ tăng năng lực cạnh tranh của khu vực doanh nghiệp trong nớc bằng cách: khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ các tập đoàn kinh doanh lớn, định hớng hoạt động xuyên quốc gia.