Tình hình liên quan đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam [20], [21], [23], [30], [34], [53]

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề & giải pháp (Trang 73 - 76)

1 Số liệu này đợc rút ra từ Danh mục CEPT 998 sau khi đã chi tiết hoá một số dòng thuê trong Biểu thuế Số mặt hàng thực tế của Danh mục CEPT 996 tại thời điểm công bố thấp hơn con số này một chút.

2.2.4.Tình hình liên quan đến sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam [20], [21], [23], [30], [34], [53]

Nam [20], [21], [23], [30], [34], [53]

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 1999, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ở thứ hạng 48/59 nớc đợc xem xét. Phần lớn hàng hoá xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đều có giá thành cao, chất lợng không ổn định, mẫu mã chủng loại còn nghèo nàn, bao bì kém hấp dẫn, khả năng giao hàng không chắc chắn. Giải thích tình trạng này, hầu hết các doanh nghiệp đều đổ lỗi cho thiếu vốn và thiết bị lạc hậu. Hơn 90% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ. So sánh các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam với Hoa Kỳ về vốn bình quân/doanh nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hoa Kỳ so với ta lớn hơn 500 lần; tơng tự các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật Bản hơn ta 300 lần, của Thái Lan hơn ta 150 lần. [53]

Phần lớn các doanh nghiệp t nhân có quy mô nhỏ, rất dễ bị tổn thơng trớc biến động của thị trờng. Hiện có gần 30% doanh nghiệp t nhân có mức vốn dới 100 triệu đồng. Số doanh nghiệp t nhân có vốn 10 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 1,0%, 100 tỷ đồng trở lên chỉ chiếm 0,1% tổng số doanh nghiệp. Nguồn vốn tự có và tự tích luỹ cho đầu t còn rất hạn chế. Phần lớn họ phải đi vay từ bè bạn và gia đình, từ khu vực phi chính thức. Chỉ 1/3 số doanh nghiệp t nhân vay đợc vốn từ hệ thống ngân hàng (chủ yếu là ngân hàng thơng mại cổ phần) và nguồn vốn này chỉ chiếm cha đầy 20% tổng số nguồn vốn vay của họ.

Các doanh nghiệp Nhà nớc tuy thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng nhng phần đông cũng đang hoạt động trong tình trạng thiếu vốn, chiếm dụng vốn lẫn nhau. Năm 2000, vốn bình quân của một Tổng công ty 91 là 3885 tỷ đồng, trong đó 5 Tổng công ty có mức dới quy định 1000 tỷ đồng (Công nghiệp tàu thuỷ, cà phê, Lơng thực miền Nam, Lơng thực miền Bắc, thuốc lá). Trình độ công nghệ, thiết bị máy móc trong các doanh nghiệp Việt Nam rất lạc hậu so với các nớc trong khu vực. Máy móc, thiết bị thuộc nhiều thế hệ, chủng loại, nguồn gốc khác nhau.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trờng, tại nhiều doanh nghiệp Nhà nớc thuộc 7 ngành khác nhau, máy móc thiết bị của ta lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm, mức độ hao mòn hữu hình từ 30 đến 50%. Thời gian khấu hao tài sản cố định kéo dài bình quân từ 10 đến 12 năm trong khi mức khấu hao bình quân của thế giới chỉ từ 7 đến 8 năm. Trình độ của các chủ doanh nghiệp Việt Nam nhìn chung còn rất hạn chế, đặc biệt là đối với các chủ doanh nghiệp t nhân: chỉ có 31% đạt trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên. Hơn 60% số lao động trong các doanh nghiệp t nhân cha học hết lớp 10 và phần lớn lao động là thủ công.

Xét trên cả hệ thống doanh nghiệp Việt Nam, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn rất lỏng lẻo, chỉ cạnh tranh mà thiếu sự hợp tác phát triển, đặc biệt giữa các doanh nghiệp Nhà nớc và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngay giữa các thành viên trong một Tổng công ty cũng cha có sự kết dính cần thiết. Mối quan hệ thầu phụ công nghiệp giữa một bên là các doanh nghiệp quy mô lớn với một bên là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chỉ xuất hiện rất ít ở một số ngành và quan hệ cha thực sự mang tính phân công, hợp tác, chỉ đơn thuần là gia công - chế biến và thu mua sản phẩm. Điều này phản ánh trình độ tổ chức sản xuất, phân công và chuyên môn hoá sản xuất giữa các doanh nghiệp còn rất yếu, cha trở thành một nhân tố để nâng cao sức cạnh tranh [53].

Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào mức độ đúng đắn trong việc xây dựng chiến lợc kinh doanh, mức độ vận dụng chính sách theo chiều hớng nào.Trớc tiên là xem xét phản ứng của các doanh nghiệp đối với môi trờng kinh doanh có phản ánh ý muốn giảm chi phí, tăng lợi nhuận hay là chỉ muốn chạy chọt tìm kiếm siêu lợi nhuận.

Khi nền tảng chính sách thúc đẩy tốt quá trình phân bố các nguồn lực thông qua thị trờng cạnh tranh bình đẳng và tạo dựng đợc áp lực cạnh tranh thông qua mở cửa nền kinh tế. Do vậy, điều cốt lõi cho các doanh nghiệp là phải nỗ lực cắt giảm chi phí, nâng cao năng suất và vì vậy họ sẽ tồn tại và mở rộng đợc thị trờng, mở rộng đợc các hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, một khi các kích thích của chính sách có thiên hớng bảo hộ và gây ra các méo mó thị trờng, thì sẽ là hợp lý cho các doanh nghiệp sử dụng các nguồn lực theo tín hiệu của bảo hộ và tìm cách thu đợc “siêu lợi nhuận” nhờ những méo mó đó. Điều đó có nghĩa các nguồn lực khan hiếm sẽ bị sử dụng sai lầm và lãng phí, kết quả là sẽ không đạt đợc tăng tr- ởng cao và bền vững.

Kể từ khi Việt Nam tiến hành đổi mới và mở cửa kinh tế, nhận thức của các doanh nghiệp Việt Nam đã có những thay đổi căn bản. Việc xác định mức lơng và giá cả ngày một sát với định hớng của thị trờng hơn. Các doanh nghiệp đã vận dụng tốt các cơ hội thị trờng để xuất khẩu và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh. Đối với những ràng buộc khắt khe hơn về tài chính và trở nên tự chủ trong quản lý, một số lợng đáng kể các doanh nghiệp Nhà nớc đã nâng cao đợc chất l- ợng kinh doanh.

Hiện nay, vì sự không chắc chắn của chính sách và sự phân biệt đối xử, các doanh nghiệp t nhân, nhìn chung đã hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ với khu vực kinh tế nhà nớc hoặc dới “ô” Nhà nớc. Hoạt động chạy chọt lợi ích vây quanh khu vực kinh tế Nhà nớc của tất cả các loại hình doanh nghiệp và khu vực kinh tế

đang tăng lên. Mặc dù số lợng các doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể, nhng về chất, mức độ cạnh tranh vẫn còn nhiều yếu kém, điều này thể hiện:

• Trình độ chung về công nghệ của các doanh nghiệp thấp (máy móc thiết bị ở trình độ thấp hơn so với các nớc tiên tiến từ 2 đến 4 thế hệ).

• Thiếu kỹ thuật viên, kỹ sự và các nhà khoa học để có đợc một nền công nghiệp tiên tiến; cơ sở và chi phí cho công tác nghiên cứu phát triển yếu. • Chất lợng và số lợng của cơ sở vật chất hạ tầng thấp.

• Điều kiện kho bãi và hệ thống phân phối yếu kém.

• Mạng lới viễn thông quốc tế còn nhiều hạn chế: tốc độ đờng truyền chậm, cớc phí đắt đỏ,…

• Kỹ năng quản lý kinh doanh chung thấp (bao gồm cả chiến lợc cạnh tranh, thiết kế và phát triển sản phẩm, kiểm tra chất lợng, hoạt động hợp tác tài chính, nguồn nhân lực và tiếp thị).

• Năng suất lao động thấp.

• Thị trờng lao động không hiệu quả và thiếu linh hoạt.

• Nền tảng hỗ trợ cho một nền kinh tế thị trờng cạnh tranh yếu kém: Luật pháp quá chú trọng đến sở hữu chứ không phải là tạo ra một sân chơi bình đẳng; Cha có luật cạnh tranh, luật chống độc quyền; Còn nhiều tồn tại đối với môi trờng pháp lý có liên quan đến các yếu tố sản xuất nh đất đai và lao động.

Cuộc điều tra 65 doanh nghiệp công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn Hà Nội cho thấy sức cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, thể hiện:

• Hàng hoá do các doanh nghiêp sản xuất có chất lợng cha cao so với hàng hoá các nớc trong khu vực. Phần lớn các ý kiến trả lời cho thấy, chất lợng hàng hoá do Việt Nam sản xuất chỉ ngang bằng hoặc thấp hơn hàng hoá nhập khẩu từ các nớc khu vực.

• Giá cả hàng hoá thờng cao hơn giá cả sản phẩm cùng loại của nớc ngoài nhập khẩu. Nhiều nhân tố, nhất là chi phí hạ tầng cao, nguyên liệu nhập với giá cao, thuế nhập khẩu nguyên liệu cao và công nghệ sản xuất lạc hậu, đã làm tăng chi phí sản xuất và tăng giá cả hàng hoá do các doanh nghiệp Việt nam sản xuất ra.

• Việc tổ chức thu thập thông tin và tiêu thụ sản phẩm còn yếu kém. Trong số các doanh nghiệp điều tra, chỉ có khoảng 60% doanh nghiệp đợc điều

tra có tổ chức bộ phận nghiên cứu triển khai để xúc tiến xuất khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cha có hệ thống cung cấp và đảm bảo thông tin về thị trờng, thị hiếu ngời tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh quốc tế mà chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ cung cấp thông tin từ Nhà n- ớc. Theo kết quả điều tra, chỉ có 6,6% doanh nghiệp có kênh thông tin riêng từ chi nhánh, văn phòng đại diện ở nớc ngoài; 5,4% doanh nghiệp nhận đợc thông tin từ đại diện thơng mại Việt Nam ở nớc ngoài; còn lại, phần lớn các doanh nghiệp thu thập thông tin không hệ thống, không cập nhật và không có giá trị ra quyết định cao từ các nguồn thông tin khác. Các biện pháp tổ chức tiêu thụ nh quảng cáo, khuếch trơng thơng hiệu trong và ngoài nớc, dịch vụ sau bán hàng ch… a tốt nên khâu tiêu thụ hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra tỷ lệ nhân viên làm việc cho bộ phận marketing cũng rất thấp, chỉ có 2,81% lao động của các doanh nghiệp, trong đó, doanh nghiệp Nhà nớc có tỷ lệ thấp nhất là 1,24%, doanh nghiệp t nhân là 3,27%, doanh nghiệp liên doanh cao nhất là 15,39%. Chính vì vậy khả năng đo độ nhạy của thị trờng, từ đó tiếp cận và chiếm lĩnh thị trờng trong và ngoài nớc gặp nhiều khó khăn.

• Khả năng mở rộng xuất khẩu, chiếm lĩnh thị trờng nớc ngoài còn rất hạn chế. Hơn 60% ý kiến trả lời cho rằng, hàng hoá xuất ra là tiêu thụ trên thị trờng nội địa. Chỉ có 46,4% doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu hiện nay trả lời có khả năng mở rộng thị trờng xuất khẩu.

Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cha thực sự tập trung đến quá trình chuẩn bị và thực hiện AFTA và WTO. Vẫn còn nhiều doanh nghiệp cha hiểu biết về nội dung, yêu cầu, bớc đi của gia nhập AFTA và WTO. Hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp cha sử dụng mẫu D để hởng thuế u đãi theo CEPT. Các hình thức liên kết khác nh đầu t nội bộ ASEAN (AIA) và hợp tác công nghiệp ASEAN (AICO) đợc rất ít doanh nghiệp quan tâm mặc dù điều kiện tham gia vào AICO đã đợc nới lỏng từ năm 1999.

Một phần của tài liệu Doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA - Vấn đề & giải pháp (Trang 73 - 76)