Kế họach tiêu thụ sản phẩm 2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 71 - 73)

II. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THỜI KỲ 2009 –

2-Kế họach tiêu thụ sản phẩm 2.1 Thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.1 .Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xuất khẩu là thị trường chính của công ty từ trước tới nay tuy nhiên chính vì quá chú tâm vào xuất khẩu nên công ty chưa xây dựng cho mình một thương hiệu riêng để mọi người tiêu dùng biết đến trên thị trường. Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã khiến cho nhiều doanh nghiệp xuất khẩu phải phá sản và một trong những ngành đó là ngành may mặc của nước ta. Trước đây thị trường xuất khẩu của công ty chiếm tới 90 – 95% thị phần và các nước mà công ty xuất khẩu chủ yếu là các nước trong EU, Nhật Bản, Mỹ, Hồng Kông…Khi các đơn hàng từ các thị trường truyền thống bị cắt giảm công ty đã nghiên cứu và tìm kiếm các thị trường mới phục vụ choi công việc xuất khẩu của công ty một trong số các thị trường đó là thị trường Trung Đông, nga …Đầu năm 2009 công ty đã bắt đầu nhận được các đơn đặt hàng từ các thị trường này. Còn các thị trường truyền thống công ty đã thu hút và giữ chân khách hàng bằng các chính sách chất lượng của sản phẩm, kiểu dáng mẫu mã, và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu khắt khe của các khách hàng ở Nhật bản, EU. Do vậy trong những tháng đầu năm 2009 công ty vẫn tiếp tục nhận được các đơn hàng từ thị trường mới và truyền thống mặc dù là không được nhiều như trước đây. Trong bối cảnh khó khăn này công ty đã xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm ngay trên thị trường nội địa, xu hướng quay lại sân nhà không chỉ của mỗi công ty cổ phần Sơn Chinh mà còn rất nhiều công ty may mặc có tên tuổi khác. Tuy nhiên để có thể cạnh tranh được với các sản phẩm hàng may mặc giá rẻ mẫu mã đẹp của

Trung quốc đang tràn ngập trên thị trường Việt Nam công ty phải xây dựng một kế hoạch tiêu thụ hàng hóa hoàn chỉnh. Cuối năm 2008 phòng marketing của công ty đã nghiên cứu kỹ thị trường trong nước và xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm mới đó là các loại quần áo dành riêng cho tầng lớp phụ nữ độ tuổi trung niên. Nhưng sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành đó là công ty đưa ra sản phẩm mới này để phục vụ cho những người tiêu dùng ở khu vực nông thôn chứ không phải ở các thành phố lớn. Thị trường nông thôn rất rông lớn và tiềm năng song các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng của nước ta thì người tiêu dùng ít được biến đến là do các công ty may mặc của nước ta thường sản xuất các sản phẩm thời trang có giá khá cao nên với mức thu nhập còn hạn hẹp cảu người dân nông thôn Việt Nam thì không thể mua được. Dựa vào đó công ty cổ phần Sơn Chinh đã cho ra đời loại sản phẩm mới có mẫu mã đẹp và rất nhiều chủng loại sản xuất trên các chất liệu vải khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau tại nông thôn. Với chiến lược mang hàng Việt Nam có chất lượng khá tốt mẫu mã đẹp đến tận tay người tiêu dùng Việt Nam để khẳng định tên tuổi và chỗ đứng của hàng hóa nước ta ngay trên sân nhà. Với kế hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước đưa sản phẩm mới của công ty mang nhãn hiệu Haprosimex đến những người tiêu dùng nước ta và có những biện pháp và chính sách để thu hut khách hàng từ các thị trường mới và truyền thống trước đây công ty cổ phần Sơn Chinh sẽ nhanh chóng vượt qua được khó khăn và khẳng định được chỗ đứng của mình trong lòng khách hàng trong nước và ngoài nước.

2.2 Một số chỉ tiêu về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Đơn vị tính 2009 2010

Các nước EU Chiếc 1.200.000 1.400.000

Mỹ Chiếc 8.000 1.600.000

Nhật Bản Chiếc 1.800.000 2.200.000

Trung đông Chiếc 6.000 8.000

Nội địa Chiếc 4.600.000 5.200.000

Công ty vẫn tiếp tục xuất khẩu các sản phẩm truền thống sang các nước thuộc EU, Mỹ, Nhật Bản….đồng thời cũng tăng cường tìm kiếm các thị trường mới và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước.

3. Kế hoạch nguồn lực

Để các kế hoạch sản xuất và có sản phẩm để đưa ra thị trường thì công ty phải có đầy đủ các nguồn lực như nguyên vật liệu, lao động, …do vậy công ty đã xây dựng kế hoạch để có đầy đủ nguồn lực đế phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Về các nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm từ trước tới nay công ty vẫn chủ yếu nhập khẩu các nguồn nguyên liệu từ nước ngoài nên trong thời gian này kế hoạch của công ty là vẫn tiếp tục nhập khẩu các nguyên vật liệu như vải và các nguyên phụ liệu đầy đủ để đáp ứng đủ cho tiến độ sản xuất các đơn hàng và sản phẩm mới. Còn về nguồn lao động công ty sẽ vẫn duy trì đội ngũ lao động của công ty tại ba cơ sở sản xuất là Thanh trì, Đan Phượng, Thanh Hóa. Bên cạnh đó công ty sẽ tuyển thêm một số thợ may có tay nghề vào làm việc tại các cơ sở để đảm bảo sản phẩm sẽ được hoàn thành theo đúng kế hoạch đã đề ra. Nguồn vốn mà công ty huy động để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh là nguồn vốn lưu động của công ty một phần, một phần khác là nguồn vốn vay của ngân hàng. Trogn thời điểm khó khăn này coogn ty sẽ cố gắng tiết kiệm tối đa mọi khoản chi phí không cần thiết và tận dụng tối đa nguồn lực của công ty để có thể giảm được giá thành của sản phẩm và tối đa hóa được lợi nhuận của mình. Ngoài ra công ty cũng sẽ tổ chức đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực phục vụ cho công tác sản xuất về lau dài. Đây là lúc thích hợp để công ty đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất và nâng cao được tay nghề và trình độ cho cán bộ công nhân viên

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 71 - 73)