Đặc điểm về quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 33 - 36)

I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

b-Đặc điểm về quy trình công nghệ

Là một doanh nghiệp sản xuất theo các đơn đặt hàng là chủ yếu, công ty cổ phần Sơn Chinh có một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu triển khai mẫu cho đến khi sản phẩm được hoàn thành, nhập kho, đóng gói và xuất đi.

Quy trình sản xuất này có thể chia làm các bước sau:

Bước 1, Ban giám đốc công ty căn cứ vào đơn đặt hàng từ hợp đồng sản xuất nhận được sau đó giao cho phòng kế hoạch và quản đốc để giao kế hoạch cho từng tổ sản xuất.

Bước 2, Tổ cắt may nhận vật kiệu từ kho tiến hành cắt theo đúng mã hàng đã nhận đặt sản xuất.

Bước 3, Tổ trưởng tổ may nhận bộ mẫu cứng, tổ kho nhận bán thành phẩm từ tổ cắt may, nhận phụ liệu may đồng thời tiến hành phân chuyền theo “thiết kế dây chuyền”.

Bước 4, Thực hiện dây chuyền may, là chi tiết trong trường hợp các chi tiết phải thay đổi mẫu một công nhân đầu tuyến mang các chi tiết cần phải thay đổi vào kho để đổi

Bước 6, Hoàn thành sản phẩm cuối chuyền : quá trình này được tiến hành ngay trên bàn cuối chuyền của tổ sản xuất do các nhân viên phòng kỹ thuật công nghệ KCS thực hiện bắt các lỗi được đánh dấu bằng băng dính.

Bước 7, Giặt là thành phẩm: Sau khi thành phẩm được thu hóa, tổ trưởng sản xuất giao cho tổ giao nhận chuyển đi giặt rồi chuyển về bộ phận là, sản phẩm sau khi là phải đảm bảo không bị bỏng cháy vải.

Bước 8, Kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng : Do cán bộ KCS đảm nhận các sản phẩm đạt chất lượng được giao cho bên đóng thùng, các sản phẩm không đạt chất lượng giao cho các tổ có liên quan để sửa lỗi.

Bước 9, Gấp gói :sản phẩm được đóng gói ngay ngắn theo đúng mẫu, theo đúng kính cỡ của sản phẩm.

Bước 10, thực hiện đóng gói cồng khi sản phẩm được bên đối tác kiểm nghiệm thẩm định là sản phẩm đã đạt được yêu cầu.

Quá trình này được thể hiện qua sơ đồ may dưới đây:

2.3 – Tình hình thị trường tiêu thụ của công ty

Trải qua một quá trình hoạt động và phát triển cùng với những nỗ lực không biết mệt mỏi để nâng cao chất lượng về mọi mặt: mẫu mã, chất lượng sản phẩm, … các vấn đề thanh toán cũng được công ty hết sức chú trọng, do đó công ty đã nâng cao được uy tín của mình trên thị trường, tạo niềm tin với khách hàng, vì vậy thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty ngày càng mở rộng như: Đức, Mỹ, Trung Quốc, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Đan Mạch…..

2.4 – Cơ cấu tổ chức và bộ máy hiện nay của công ty

Để một công ty có thể hoạt động được tốt thì cần phải có bộ máy tổ chức quản lý chặt chẽ và có hiệu quả. Bên cạnh bộ máy quản lý và các phòng ban, công ty còn bao gồm ngành cắt, phân xưởng may và một phân xưởng bao bì.

Để đảm thực hiện các đơn đặt hàng theo đúng yêu cầu mẫu mã, chất lượng các bộ phận trong doanh nghiệp có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau thông qua việc phân công công việc và mỗi bộ phận phải chịu trách nhiện cho phần công việc của mình.

Giám đốc : theo dõi chỉ đạo quá trình sản xuất

Pháo giám đốc : theo dõi, điều hành, chỉ đạo tiến độ sản xuất của các tổ, bám sát kế hoạch sản xuất công ty chia sẻ mọi công việc cùng giám đốc.

Tổ trưởng : bao quát điều hành chung trên chuyền và chịu trách nhiệm trước quản đốc về tiến độ và năng suất của tổ mình.

Tổ phó : giao nhận hàng, ra quyền điều hành cùng tổ trưởng

Nhân viên kỹ thuật công nghệ may: kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng sau khi gấp gói.

Công nhân : là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm và kiểm tra lại sản phẩm sau khi hoàn thành để chuyền đi cho bộ phận sau.

Hiện nay công ty có bốn dây chuyền sản xuất trong đó có ba xí nghiệp may và một xí nghiệp sản xuất bao bì. Để thấy rõ mỗi quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình sản xuất sản phẩm ớ các xưởng ta có sơ đồ tổ chức hoạt động sản xuất kinh

doanh và sơ đồ tổ chức công ty như sau:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 33 - 36)