KẾ HOẠCH KINH DOANH TRONG NGÀNH MAY MẶC

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 27 - 30)

1- Đặc điểm của ngành may mặc

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để có thể thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra theo kế hoạch, cơ sở phân tích so sánh đánh giá tình hính thực hiện kế hoạch một trong những vấn đề quan trọng là doanh nghiệp phải nắm rõ được ngành nghề mà mình kinh doanh từ đó doanh nghiệp sẽ có đầy đủ các cơ sở để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Ngành dệt may là một trong những kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, nó có các đặc điểm sau:

- Là một ngành sử dụng nhiều lao động nhất là lao động nữ mà không phải có trình độ tay nghề quá cao. Mà đặc điểm của lao động của các nước đang phát triển là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nên đây là ngành góp phần mang lại công ăn việc làm cho người lao động, giúp nhà nước giải quyết vấn đề thất nghiệp.

- Là ngành kinh doanh theo mùa vụ mỗi một mùa khác nhau trong năm thì mặt hàng khác nhau mẫu mốt sản phẩm khác nhau. Ví dụ như mùa đông thì sản phẩm quần áo phải là những loại dày và ấm, và là ngành phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người

động chân tay của con người để sản xuất ra các loại quần áo không sử dụng các loại độc tố gây hại cho con người nên ít gây ra ô nhiễm môi trường.

- Là ngành sử dụng điện và nước vừa phải

- Là ngành cần vốn đầu tư không nhiều và thu hồi vốn nhanh

2- Nội dung kế hoạch kinh doanh của ngành dệt may

Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp luôn muốn tối đa hóa lợi nhuận của mình muốn vậy doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một kế hoạch kinh doanh phù hợp với các mục tiêu rõ ràng cụ thể và có phương thức thực hiện kế hoạch hữu hiệu nhằm đạt được mục tiêu đã định cũng như có các biện pháp xử lý điều chỉnh kế hoạch kinh doanh phù hợp với những biến đổi không ngừng của môi trường kinh doanh phù hợp với khả năng nguồn lực vốn hạn chế của mình.

Doanh nghiệp dệt may là một đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực may mặc sản xuất ra các loại quần áo phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người. Cũng như các doanh nghiệp khác để thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ của mình, doanh nghiệp dệt may phải có một kế hoạch kinh doanh phù hợp kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời kế hoạch đó. Kế hoạch kinh doanh của ngành dệt may có một số nội dung sau:

2.1- Kế hoạch khách hàng

Trong nền kinh tế thị trường khách hàng là đối tượng được các doanh nghiệp đưa lên hàng đấu là “ thượng đế” của các doanh nghiệp vì sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, khách hàng thỏa mãn thì doanh nghiệp kinh doanh mới có hiệu quả. Mà khách hàng của ngành dệt may bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau: người già, trẻ em, phụ nữ, thanh niên, trung lưu, thượng lưu….vì con người ai cũng có nhu cầu ăn mặc đây là nhu cầu thiết yếu hàng ngày và ngày càng trở nên cấp thiết hơn khi nền kinh tế phát triển. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch kinh doanh các doanh nghiệp dệt may phải nghiên cứu xem xét nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng như thế nào tầng lớp nào thì cần Loại hàng nào từ đó vạch ra cho doanh nghiệp mình một kế hoạch để tiến hành sản xuất đáp ứng được nhu cầu

của khách hàng và phù hợp với tiềm lực của doanh nghiệp mình.

Mỗi một doanh nghiệp thì sản xuất kinh doanh các mặt hàng khác nhau và tập trung vào một số nhóm khách hàng nhất định phù hợp với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp mình. Tức là doanh nghiệp phải chỉ ra được nhóm khách hàng mục tiêu, nhóm khách hàng tiềm năng. Trong trường hợp doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu cuả khách hàng thì cần phải có biện pháp thực hiện và đáp ứng các nhu cầu đó, ngoài ra doanh nghiệp cần phải có các chính sách marketing, quảng cáo, tiếp thị để thu hút hách hàng tiềm năng.

Với mục tiêu phục vụ tốt nhất cho nhu cầu và thị hiếu của khách hàng kết hợp với tiềm năng của doanh nghiệp kế hoạch khách hàng phải chỉ ra được nhóm khách hàng cần đáp ứng trong thời gian tới và phương hướng để thu hút các nhóm khách hàng mới trong tương lai.

2.2 Kế hoạch sử dụng năng lực sản xuất

Để phục vụ nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp phải có kế hoạch cân đối sử dụng năng lực sản xuất trong thời kỳ kế hoạch. Năng lực sản xuất là kết quả sản xuất kinh doanh tối đa mà doanh nghiệp có thể đạt được trong thời gian hoạt động sản xuất kinh doanh nhất định phù hợp với điều kiện và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình

Kế hoạch năng lực sản xuất phải chỉ ra được khả năng sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, các biện pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất, kế hoạch khai thác, liên kết, sử dụng năng lực sản xuất nhằm tạo đủ năng lực đáp ứng nhu cầu của khách hàng theo kế hoạch khách hàng. Ngoài ra kế hoạch khách hàng . Ngoài ra kê hoạch cũng phải xây dựng được phương án tối ưu trong việc đầu tư mới cũng như khai thác tối đa năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Khả năng sử dụng năng lực sản xuất của doanh nghiệp càng cao thì mức độ chủ động trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng lớn, tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sẽ giúp doanh nghiệp giữ ổn định được nhóm khách hàng hữu hiệu, tiếp cận được nhóm khách hàng trong tương lai.

tố:

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w