Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt mayViệt Nam ảnh hưởng đến công ty

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 58 - 61)

I. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1-Môi trường hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành dệt mayViệt Nam ảnh hưởng đến công ty

ảnh hưởng đến công ty

1.1- Khó khăn của ngành dệt may Việ Nam

Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO được hai năm, ngành dệt may là một trong những ngành được coi là mũi nhọn và chịu nhiều tác động sau sự kiện này. Nếu như trong khoảng thời gian đầu năm 2008 ngành dệt may đạt được những bước tăng trưởng khá mạnh thì cuối năm 2008 đầu năm 2009 dệt may Việt Nam đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Tuy đã hội nhập được gần hai năm nhưng ngành dệt may vẫn chưa nhận thức được những thách thức áp lực cạnh tranh khi hội nhập dẫn đến việc thiếu chuẩn bị thiếu phương án đối phó khi sản xuất kinh doanh khó khăn do với phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 20%. Đặc biệt ngày 1/9/2009 Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh sẽ lớn hơn. Một điểm yếu nữa của ngành ngành dệt may là các doanh nghiệp trong ngành đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ năng lực cạnh tranh rất hạn chế trong khi đó ngành công nghiệp phụ trợ lại kém phát triển, 70% nguyên phụ liệu trong ngành phải nhập khẩu từ nước ngoài dẫn đến giá trị gia tăng không cao, thiếu linh hoạt và hạn chế khả năng đáp ứng nhanh. May xuất khẩu vẫn phần nhiều theo phương thức gia công, thiết kế mẫu mốt chưa phát triển, nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu hiệu quả sản xuất thấp.

Hơn nữa ngành dệt may Việt Nam đang phải đứng trước một khó khăn nữa là hiện nay cơ chế của Hoa Kỳ giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam ( Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam ) và nguy cơ tự khởi kiện chống bán phá

giá. Mặc dù chính phủ, các bộ ngành và hiệp hội đã kiên quyết đấu tranh chống lại cơ chế này và thường xuyên tiếp xúc giải thích vận động các khách hàng Hoa Kỳ yên tâm đặt hàng tại Việt Nam để chuyển sang nhưng Maccy, Hargel vẫn rút toàn bộ đơn hàng tại Việt Nam để chuyển sang các nước khác. Sức ép này còn làm cho nhiều công ty của Việt Nam và công ty nước ngoài không dám đầu tư vào ngành dệt may do lo sợ rủi ro.

Một khó khăn nữa đang đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam là tình trạng thiếu lao động do các ngành nghề khác phát triển đến chóng mặt dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động tăng cao, một số dự án của Mỹ, Nhật thu hút tới 5000 – 8000 lao động với điều kiện làm việc và đồng lương hậu hĩnh. Trong khi đó ngành may mặc là một ngành cần rất nhiều lao động nhưng với mức lương làm gia công thì không lấy làm gì cao lắm dẫn đến việc công nhân ngành may mặc bỏ sang làm các ngành nghề khác. Ví dụ sau tết âm lịch năm 2008 các doanh nghiệp dệt may bị chao đảo vì thiếu lao động thậm chí một số nhà máy phải đống cửa.

Khó khăn gần đây nhất là do tác động cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam hầu như chết chìm do không có đơn đặt hàng. Là một mặt hàng chủ lực có mức tăng giá trị xuất khẩu hơn 60% song cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy giảm kinh tế khiến ngành dệt may Việt Nam bị cắt giảm đơn hàng sản xuất, giá thành sản phẩm cũng giảm mạnh. Theo hiệp hội dệt may Việt Nam đến nay thị trường Mỹ giảm nhập khẩu hàng dệt may hơn 20%, Nhật Bản giảm 15% giá bán hàng hóa tại các thị trường chính giảm 20%. Sức tiêu thụ hàng dệt may cao cấp cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó sản phẩm dệt may của Việt Nam còn bị cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của các nhà xuất khẩu lớn như Trung Quốc, ấn độ, indonexia….thị trường xuất khẩu dệt may đang bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu bị cắt giảm.

1.2 Khó khăn của công ty

Cuộc khoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ mỹ và đã lan rộng ra các nước trên toàn thế giới làm cho nền kinh tế của các nước rơi vào khủng hoảng, xuất khẩu giảm. Việt Nam cũng không thể tránh khỏi được tình trạng trên. Năm 2008 là một năm đầy

khó khăn với nền kinh tế của Việt Nam, nếu 8 tháng đầu năm giá cả nguyên vật liệu tăng cao, lạm phát cao lên đến mức phi mã, lãi suất tăng vọt,tỷ giá biến động mạnh, tình hình kinh tế vĩ mô hết sức khó khăn, thì đến 4 tháng cuối năm 2008 cuộc khủng hoảng tà chính từ Mỹ lan rộng ra khắp thế giới hầu hết các nền kinh tế lớn đều bước vào suy thoái, giá cả nguyên vật liệu, lương thực giảm, đơn hàng thiếu, hàng hóa tồn kho,thiếu việc làm, thu nhập và đời sống người lao động rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Những tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng không nhỏ đến ngành dệt may Việt Nam trong đó có công ty cổ phần Sơn Chinh – sản xuất gia công hàng may mặc với mục đích xuất khẩu.

Dự báo năm 2009 là năm tiếp tục khó khăn cho ngành dệt may Việt Nam do ảnh hưởng nặng nề từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu chưa thấy điểm dừng và sức ép cạnh tranh từ hàng dệt may Trung Quốc do việc chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn ngạch cho Trung Quốc ngày 1/1/2009. Tại thị trường nội địa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng phải đối đầu với sức ép cạnh tranh mạnh mẽ từ việc mở cửa thị trường bán lẻ cho các tập đoàn lớn trên thế giới.

Cũng là một doanh nghiệp may công ty cổ phần Sơn Chinh cũng cùng chịu chung số phận với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Hiện nay công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn như: không có đủ tiềm lực tài chính, khó khăn về thị trường tiêu thụ trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt các nhà nhập khẩu không chấp nhận giá bán sản phẩm quá cao hoặc cao hơn so với các doanh nghiệp may của các nước khác trong khu vực vì vậy nếu công ty đưa ra giá quá cao thì không bán được hàng. Công ty cổ phần Sơn Chinh là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô vừa lại chủ yếu làm hàng gia công và làm theo đơn đặt hàng nên chi phí sản xuất tương đối cao nếu sản phẩm có gia bán thấp quá thì công ty phải chịu lỗ như vậy việc sản xuất sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Một thách thức lớn nữa đang đặt ra cho công ty là vấn đề người lao động nếu thu nhập của ngưới lao động không tương xứng với các khoản trượt giá ở nước ta hiện nay thì công nhân sẽ bỏ việc, công ty thiếu công nhân và không đáp ứng được đơn hàng ảnh hưởng đến uy tín và sản xuất của công ty. Hơn nữa, mấy năm nay đồng tiền Việt Nam lên giá quá cao so với đồng USD, là một

doanh nghiệp chủ yếu là xuất khẩu như công ty cổ phần Sơn Chinh sẽ tiếp tục phải chịu thiệt hại nặng nề. Bên cạnh đó một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty như Mỹ, Châu Âu thì đã cắt giảm nhập khẩu hàng dệt may nên việc sản xuất của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Cho đến nay cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bắt đầu có dấu hiệu “ngấm thuốc” và rất nhạy cảm đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Hiện nay công ty vẫn đang hoạt động song gặp rất nhiều khó khăn do các đơn hàng giảm, các nước nhập khẩu chủ động cắt giảm đơn hàng không chỉ có đơn hàng giảm mà kèm theo đó là giá cả sản phẩm cũng giảm.

Đứng trước khó khăn như hiện nay công ty đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục khó khăn và định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2009 sau khi kinh tế đã hồi phục

Khó khăn như hiện nay là một thách thức lớn buộc công ty phải chủ động mở rộng thị trường mới sang các nước như Trung Đông, Đông Âu, Châu Phi để giảm rủi ro, tìm kiếm khách hàng mới để phát triển sản xuất của công ty trong giai đoạn khó khăn này. Việc xuất khẩu khó khăn trong năm 2009 cũng như thị trường bán lẻ trong nước hoàn toàn mở cửa từ ngày 1/1/2009 thì mục tiêu khai thác thị trường nội địa cũng được các công ty đưa ra để phát triển song song với thị trường xuất khẩu mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt với các tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài nhưng đây cũng là một thị trường tiềm năng mà công ty đang hướng tới. Tuy nhiên khó khăn này cũng là một cơ hội để công ty thể hiện tính năng động trong việc tái cấu trúc cơ cấu lại bộ máy nhân sự, sản xuất nguồn hàng và khai thác thị trường mới. Với uy tín đã tạo dựng được hơn 10 năm qua hy vọng công ty cổ phần Sơn Chinh sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn này.

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh thời kỳ 2009 – 2010 của công ty cổ phần Sơn Chinh (Trang 58 - 61)