Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

2.Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH

thôn vùng ĐBSH

2.1 Phương hướng và mục tiêu chung của giải quyết việc làm

Chiến lược phát triển kinh tế xã hôi năm 2001 đến 2010 (Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX) đã đề ra mục tiêu giải quyết việc làm là: phải giải quyết việc làm ở cả thành thị và nông thôn, trong đó thất nghiệp ở thành thị dưới 5%, quỹ thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn từ 80%-85%.

Việc giải quyết việc làm ở khu vực nông thôn phải giải quyết được hai vấn đề: đó là tăng thời gian sử dụgn lao động cuat lao đông nông nghiệp hiện có, đồng thời tạo ra nhiều việc làm mới cho những người bước vào độ tuổi lao động, những người không có việc làm do quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất và để thu hút một phần lao động nông nghiệp sang các ngành khác.

Để có thể thực hiện các mục tiêu đã đề ra về giải quyết việc làm hiện nay ở nông thôn, nhất là trong thời kỳ nước ta đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phương hướng đã được xác đinhk là :

- Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn là giải pháp quan trọng nhất để giải quyết tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn hiện nay theo hướng "ly nông bất ly hương"

- Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng đa canh, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi, khai thác tốt hơn những tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên và hệ sinh thái nông nghiệp nhiệt đới. Từ đó, tạo điều kiện cho việc chuyển dịch cơ cấu lao động trong khu vực kinh tế nông thôn. Tiếp tục tận dụng và phát triển tiềm năng của vùng biển và bờ biển nước ta nhằm tạo việc làm và thu nhập cho người lao động bằng cách phát triển các chương trình nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gắn liền với chế biến hiện đại.

- Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn. Nhà nước cần có những chính sách nhằm thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật về nông thôn, miền núi.

- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng. Tạo ra môi trường chính sách thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư vào xây dựng các khu công nghiệp, chế xuất ở các tỉnh trong vùng.

- Hoàn thiện một số chính sách vĩ mô nhằm phát triển khả năng tạo việc làm, hướng tới sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nông thôn như chính sách đất đai, chính sách di dân, chính sách xuất khẩu lao động cũng như các chương trình đào tạo việc làm cho lao động nông thôn.

1.2.Mục tiêu giải quyết việc làm

+ Mục tiêu tổng quát:

Phải tạo ra sự chuyển dịch tích cực cơ cấu lao động trong 5 năm tỷ lệ lao động nông nghiệp phải giảm xuống còn 50%, công nghiệp- xây dựng đạt 23%, dịch vụ đạt 27% năm 2010

+ Mục tiêu cụ thể:

* Mục tiêu của chương trình quốc gia về việc làm giai đoạn 2001-2005: Mỗi năm giải quyết việc làm cho 1,4 - 1,5 triệu lao động, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% vào năm 2005

*Mục tiêu của chương trình giai đoạn 2006-2010:

Giải quyết việc làm cho khoảng 7,5 - 8 triệu lao động trên cơ sở duy trì tỷ lệ tăng GDP hàng năm trên 7% để tạo 5,5 - 6 triệu việc làm mới.

Bình quân mỗi năm thu hút giải quyết việc làm cho khoảng 1,5 - 1,6 triệu người; tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên 85% năm 2010.

Chuyển dịch mạnh cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng lao động nông, lâm nghiệp xuống 50%, công nghiệp - xây dựng 23%, thương mại dịch vụ 27% vào năm 2010.

1.3.Phương hướng giải quyết việc làm cho lao động nông nghịêp nông thôn vùng ĐBSH

Do đặc điểm kinh tế và điều kiện tự nhiên của vùng từ phương hướng chung cho việc giải quyết việc làm lao động nông nghiệp nông thôn của cả nước, các tỉnh vùng ĐBSH cần đẩy mạnh giải quyết việc làm trong những năm tới theo hướng :

- Tiếp tục đẩy mạnh tạo việc làm trong các hoạt động nông nghiệp thông qua các hướng: đẩy mạnh khai thác các tiềm năng về đất đai như đất hoang hoá ven sông, ven biển; đất trong các vườn tạp. Tăng tỷ lệ thời gian sử dụng cho lao động nông thôn bằng đẩy mạnh thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp.

- Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, đặc biệt là khôi phục và phát huy sức thu hút của các ngành nghề thủ công trong các làng nghề truyền thống.

- Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ phục vụ cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế là vùng có nhiều thành phố, trung tâm kinh tế phát triển năng động.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn nhằm đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao về trình độ chuyên môn tay nghề cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Nâng cao khả năng tiếp thu kỹ thuật mới, tự tạo việc làm hoặc chuyển đổi nghề khi có nhu cầu.

- Tìm nhiều biện pháp giải quyết vấn đề việc làm cho các hộ nông dân đã và sẽ thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích công cộng ngay từ chính các hoạt động đó.

III. Giải pháp tăng cường việc làm cho lao động nông thôn ở ĐBSH

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 54 - 56)