Thực trạng phát triển về kinh tế xã hội ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)

III. Thực trạng lao động dư thừa trong nông thôn của vùng ĐBSH

1.Thực trạng phát triển về kinh tế xã hội ở Vùng Đồng Bằng Sông Hồng

1.1. Tình hình phát triển nông nghiệp

Đồng bằng sông Hồng là một trong hai đồng bằng lớn nhất của cả nước, cơ cấu kinh tế nông thôn thuần nông là chủ yếu. Phần đất nông nghiệp được dùng vào trồng lúa và các loại cây màu lương thực. Đây là vùng có tỷ lệ diịen tích trồng lúa so với diện tích đất trồnghàng năm của cả nước 91% (sau vùng ĐBSCL 92,3%). Sản lượng lương thực hàng năm là 7 triệu tấn (chiếm gần 205 sản lượng lương thực cả nước). Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm 72%( cây lương thực chiếm 80%), chăn nuôi chiếm 25%, dịch vụ chiếm 3%.

Với kinh nghiệm và trình độ thâm canh cao nên năng suất lúa bình quân cả năm của vùng thuộc diện cao nhất cả nước. Một số tỉnh có năng suất lúa rất cao như Hưng Yên 60tạ/ha, Hải Dương, Nam Định 58tạ/ha…Do năng suất cao nên mặc dù diện tích trồng lúa của ĐBSH chỉ chiếm 15,9% diện tích trồng lúa cả nước, nhưng sản lượng lúa chiếm 19,6% tổng sản lượng lúa cả nước. Năm 2007, sản lượng lương thực đạt 6,65 triệu tấn bình quân đầu người 401 kg/người/năm. Nhiều tỉnh đạt bình quân lương thực cao như Thái Bình, Nam Định,Ninh Bình.

ĐBSH cũng được đánh giá là vùng có mức độ chuyển dịch cơ cấu cao, bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản năm 2007 đạt 37,23 triệu đồng/ha, trong đó các địa phương đạt cao như thành phố Hải Phòng: 38,63 triệu đồng/ha; thành phố Hà Nội: 43,21 triệu đồng/ha; Nam Định: 33 triệu đồng/ha…Tỷ trọng giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng thuỷ sản đã tăng dần qua các năm do ngành có tốc độ tăng trưởng cao hơn (12%). Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm qua các năm.

Biểu 3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông – lâm - thuỷ sản vùng ĐBSH thời kỳ 2001-2007

Đơn vị :%

Năm Tổng số Nông nghiệp Thuỷ sản Lâm nghiệp

2001 100 77,9 19,6 2,5 2002 100 76,7 21,1 2,2 2003 100 75,4 22,4 2,2 2004 100 76,3 21,6 2,1 2005 100 73,5 24,7 1,8 2006 100 73,7 24,5 1,8 2007 100 73,7 24,4 1,9

nguồn: Niên giám thông kê năm 2007

Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị nông nghiệp hằng năm khoảng 4,2%. Năm 2002, giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn vùng là 22208 tỉ đồng, đến năm 2007 là 25529 tỉ đồng.

Biểu 4:Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994 Vùng ĐBSH 2002-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

2002 2003 2004 2005 2006 2007

cả nước 122150 127651 132888 137112 142711 146811

ĐBSH 22208 22821 23870 24140 25144 25529

nguồn: niên giám thông kê năm 2007

ĐBSH là vùng có tiềm năng lớn về kinh tế, có thuận lợi cho việc phát triển các ngành phi nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn do hệ thống cơ sơ hạ tầng, đường giao thông, mạng lưới điện, điện thoại, hệ thống thuỷ lợi đã được đầu tư tương đối khá, có các khu đô thị, thành phố tập trung nhiều ngành công nghiệp và là cùng tập trung phát triển nhiều làng nghề thủ công truyền thống trong cả nước.

Công nghiệp vùng ĐBSH đã có những bước phát triển mạnh. Ngoài các doanh nghiệp công nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đều phát triển. Nhờ có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã phát huy vai trò tích cực về nhiều mặt trong sự phát triển kinh tế của vùng đặc biệt là trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của người dân vào phát triển sản xuất và tạo việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, với tình hình suy thoái kinh tế như hiện nay, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng hạn chế việc mở rộng sản xuất, có doanh nghiệp còn bị phá sản. Điều đó ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của bộ phận lao động nông thôn đang mưu sinh bằng hoạt động phi nông nghiệp và các khu công nghiệp. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động ở khu vực ĐBSH cao như hiện nay.

Hoạt động dịch vụ của ĐBSH cũng phát triển thêm nhiều ngành mới. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ trong thời gian gần đây luôn giữ ở mức cao (hơn 10%). Các hoạt động dịch vụ đa dạng như thông tin, thương mại, giao thông vận tải, tài chính tiền tệm tư vấn khoa học – kỹ thuật…đã làm cho thị trường ngày càng sống

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 32 - 34)