Thực trạng dư thừa lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 43)

III. Thực trạng lao động dư thừa trong nông thôn của vùng ĐBSH

2. Thực trạng dư thừa lao động nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH

2.1.Về quy mô dư thừa lao động

Theo địa bàn lãnh thổ, tỷ lệ dân số nông thôn trên 15 tuổi tăng hầu hết ở các vùng trừ Miền núi phía bắc và Đông Nam Bộ. Tỷ lệ tăng nhanh nhất là vùng Đồng bằng Sông Hồng và Tây nguyên (). Nếu như có thể giải thích hiện tượng dân số nông thôn giảm xuống ở Miền núi phía bắc có thể là do di cư về các đô thị và vào Tây nguyên, thì ở vùng Đông Nam bộ, hiện tượn này có thể giải thích là do sự phát triển của các đô thị và khu công nghiệp. Điều nay thấy khá rõ trong gian đoạn 2000-2004.

Đồ thị 1. Tỷ lệ dân số nông thôn từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0

MNPB DBSH B.trung bộ N.trung bộ T.nguyen DNB DBSCL

1996 2000 2004

Nguồn : Thống kê lao động-việc làm ở Việt Nam 1996-2004 (Bộ LĐTB-XH)

Sự chênh lệch về tỷ lệ dân số nông thôn giữa các vùng không lớn trong năm 2004 với chỉ số lớn nhất ở Đồng bằng Sông Hồng với 57%, trong khi thấp nhất ở Đông Nam bộ với 47,7% (khoảng cách khoảng gần 10

Theo số liệu thông kê việc làm lao động hàng năm thì năm 2007, ĐBSH số lao động nông thôn là 8129199 người, trong đó số lao động đủ việc làm là 7668273 người, số người thiếu việc làm là 408739 người, số lao động bị thất nghiệp là 52187 người. So với các năm trước, tỷ lệ người đủ việc làm có xu hướng tăng lên về mặt tuyệt đối nhưng về mặt tương đối lại có xu hướng giảm xuống từ 96,09% năm 2004 còn 94,33% năm 2007. Qua bảng biểu 5 ta thấy rõ lượng lao động thiếu việc làm và thất nghiệp ở nông thôn từ năm 2004-2007 tăng lên một cách nhanh chóng, con số thiếu việc làm năm 2004 chỉ 259158 người(tức 3,21%) nhưng đến năm 2007 đã tăng gần gấp đôi là 408739 người (tương ứng với 5,01%). Tỷ lệ thất nghiệp trong nông thôn trong giai đoạn 2000 - 2003 có xu hướng giảm từ 0,49% năm 2000 xuống còn 0,44% năm 2003, nhưng đến năm 2004 con số này lại tăng vọt lên 0,73% và đến năm 2007 đã giảm đi chỉ còn 0,66%

Biểu5: Tình trạng việc làm ở nông thôn ĐBSH

Năm

Tổng số LĐ Đủ việc làm Thiếu việc làm Thất nghiệp

số lượng % Số lượng % Số lượng % số lượng %

2002 7.588.038 100 7.007.366 92,35 550.733 7,26 29.923 0,392003 7.616.657 100 7.226.079 94,87 357.366 4,69 33.212 0,44 2003 7.616.657 100 7.226.079 94,87 357.366 4,69 33.212 0,44 2004 8.069.415 100 7.753.682 96,09 259158 3,21 56.114 0,73 2005 8.142.838 100 7.747.886 95,15 354.037 4,35 40.915 0,5 2006 8.121.723 100 7.667.058 94,40 403.698 4,97 50.967 0,63 2007 8.129.199 100 7.668.273 94,33 408.739 5,01 52.187 0,66

nguồn : thống kê lao động việc làm hàng năm 2000-2007(Bộ LĐTB-XH)

So với các vùng khác trong cả nước, ĐBSH là vùng có tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động khu vực thành thị cao nhất cả nước. Năm 2008, con số đó là 5,31% trong khi cả nước chỉ có 4,65%, vùng ĐBSCL là 4,08%, ĐNB là 4,85%. Lượng lao động thất nghiệp ở thành thị tăng cao hơn so với cả nước nguyên nhân là do các vùng nông nghiệp nông thôn bị mất đất do quá trình công nghiệp hóa, không có việc làm hoặc thiếu việc làm đã kéo nhau ra các thành phố lớn, các khu đô thị để tìm việc làm. Nhưng với nền kinh tế đang bị suy thoái như hiện nay thì những người dân lao động này lại là những người có nguy cơ mất việc cao nhất.

Biểu 6: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị Đơn vị: %

2006 2007 2008

CẢ NƯỚC 4,82 4,64 4,65

Đồng bằng sông Hồng 6,42 5,74 5,31

Trung du và miền núi phía Bắc 4,18 3,85 4,13

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 5,50 4,95 4,73

Tây Nguyên 2,38 2,11 2,49

Đông Nam Bộ 5,47 4,83 4,85

Đồng bằng sông Cửu Long 4,52 4,03 4,08

Nguồn: báo cáo của bộ kế hoạch và đầu tư về tình tình kinh tế xã hội năm 2008

Số lao động không có việc làm thường xuyên của ĐBSH tăng giảm thất thường. Trong giai đoạn từ năm 2000-2004, số lao động không có việc làm nhìn chung giảm cả về số lượng tuyệt đối lẫn cả tương đố tuy có thay đổi tuỳ theo từng năm. Nhưng trong mấy năm trở lại đây, từ 2004-2007 thì lại có xu hướng tăng lên đặc biệt là năm 2005. Số người thiếu việc làm của toàn vùng ĐBSH năm 2004 là

259158 người đến năm 2005 là 354037 người, và đến năm 2007 là 408739 người. Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên là các tỉnh có số lượng lao động thiếu việc làm tăng cao trong các năm qua.

Qua hai bảng biểu 7 và 8 ta nhận thấy số lao động có việc làm thường xuyên của toàn vùng có sự thay đổi tăng giảm thất thường. Trong giai đoạn từ năm 2002 -2007 năm 2000 là 588394 người, chiếm 8,8%, đến năm 2007 con số tương ứng là 408739 người, chiếm 5,01%. Số lượng không có việc làm thường xuyên của năm 2007 tăng cao và các tỉnh có tỷ lệ cao hơn toàn vùng là Hà Nội, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình.

Bên cạnh đó, tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn ĐBSH vẫn gay gắt. Số người thất nghiệp ở khu vực nông thôn vẫn tăng lên về mặt tuyệt đối và có xu hướng tăng về mặt tỷ lệ trong những năm gần đây.

Biểu7: Số lượng và tỷ lệ dân số đủ 15 tuổi trở lên có việc làm thường xuyên vùng nông thôn các tỉnh ĐBSH 2000-2007

các tỉnh 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007

số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % Hà Nội 613101 97,09 644701 97,93 619701 96,13 633716 96,02 603993 94,94 600279 93,12 601358 93,01 Hải Phòng 560911 96,3 589560 96,56 565637 93,33 640207 94,26 616640 95,02 611521 94,38 609854 94,07 Vĩnh Phúc 462613 87.82 544887 98,63 539893 99,22 576294 99,41 575131 99,61 570895 97,63 572438 97,18 Hà Tây 1098566 97,99 1151968 99,50 1189977 98,88 1262669 98,79 1288086 98,78 1241544 96,74 1239649 96,19 Bắc Ninh 368307 84,21 447238 97,44 435912 94,27 457248 94,83 463981 95,41 466139 94,03 463295 93,76 Hải Dương 710276 91,65 741769 96,27 768350 94,44 906145 94,81 917969 95,18 908573 94,17 901678 93,95 Hưng Yên 433175 81,59 533361 96,95 492922 92,47 578880 93,09 587767 93,51 581982 92,31 579741 92,01 Hà Nam 377722 95,07 384148 96,13 358667 95,87 390583 95,74 396557 95,24 389576 94,28 387439 94,03 Nam Định 741387 81,6 873979 96,03 824163 94,58 942936 94,37 903309 94,40 897485 93,09 894389 92,78 Thái Bình 921616 95,75 954719 98,44 924211 98,94 947335 98,41 964102 98,44 960016 97,31 958853 97,09 NinhBình 397603 99,11 401132 98,40 399711 95,54 417662 94,85 430251 94,89 439048 93,82 459579 93,11 Tổng số 6685280 8,80 7266790 97,35 7119144 96,16 7753682 94,91 7747886 95,15 7667058 94,40 7668273 94,33

Nguồn : thực trạng lao động việc làm hàng năm

Biểu8: Số lượng và tỷ lệ dân số đủ 15 tuổi trỏ lên không có việc làm thường xuyên vùng nông thôn các tỉnh ĐBSH

các tỉnh

2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007

sốlượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng % số lượng %

Vĩnh Phúc 64165 12,18 7568 1,37 4262 0,78 2982 0,51 7259 0,33 11625 0,85 12045 0,91 Hà Tây 22557 2,01 5806 0,50 13536 1,12 13983 1,09 22016 1,12 23848 1,34 24315 1,42 Bắc Ninh 69041 15,79 11728 2,56 26502 5,73 20384 4,23 30058 3,59 34756 4,59 35712 4,63 HảiDương 64754 8,35 28731 3,73 45268 5,56 41978 4,39 53417 3,84 57038 4,24 57938 4,52 Hưng Yên 97729 18,41 16806 3,05 40112 7,53 36354 5,85 45916 5,27 50936 5,98 50936 5,98 Hà Nam 18617 4,93 15481 3,87 15451 4,13 14128 3,46 25791 3,23 25882 3,36 26182 3,39 Nam Định 167140 18,40 55457 5,97 47222 5,42 45198 4,52 56793 4,25 55012 4,15 55312 4,23 Thái Bình 40923 4,25 15172 1,56 9881 1,06 9655 1,00 22358 1.36 23215 1,71 23468 1,75 Ninh Bình 3555 0,89 6539 1,60 16935 4,06 17036 3,87 25936 3,81 26152 4,02 26794 4,18 Tổng số 588394 8,80 197959 2,65 284550 3,84 259158 3,17 354037 4,35 403698 4,97 408739 5,01

Biểu 9: Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của dân sô HĐKT từ đủ 15 tuổi trở lên ở nông thôn các tỉnh ĐBSH từ năm 2000 – 2007 Đơn vị: % Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Cả nước 73,88 74,35 75,54 77,94 79,34 80,65 81,39 81,53 ĐBSH 75,08 75,63 76,25 78,70 80,39 78,75 78 77,81 Hà Nội 83,40 84,40 80,90 82,64 85,21 80,05 79,76 78,38 Hải Phòng 76,68 75,99 72,08 76,25 78,68 77,56 77,19 77,21 Vĩnh Phúc 68,43 71,75 74,80 77,95 81,76 79,85 78,11 78,34 Hà Tây 78,40 79,01 78,45 81,30 83,77 81,89 79,14 78,06 Bắc Ninh 70,83 71,78 77,37 78,51 81,38 80,32 78,05 77,89 Hải Dương 74,73 75,71 74,55 78,58 78,81 78,62 77,43 76,55 Hưng Yên 71,04 74,67 73,43 76,72 81,46 80,33 79,62 79,67 Hà Nam 72,60 73,91 75,64 77,46 76,89 78,4 77,52 76,64 Nam Định 72,53 72,80 73,56 76,06 78,65 78,37 77,85 77,47 Thái Bình 73,83 74,96 76,36 77,74 79,18 78,86 78,18 78,15 Ninh Bình 75,48 75,98 76,35 76,32 75,36 75,14 75,41 75,34

Trong biểu 9 ta thấy, tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng ở ĐBSH đã tăng đáng kể từ 75,08% năm 2000 lên 77,81% năm 2007 (thấp hơn tỷ lệ 81,53% của cả nước). Trong giai đoạn mấy năm gần đây có xu hướng giảm từ 80,39% năm 2004 xuống còn 77,81% năm 2007.Các tỉnh có tỷ lệ sử dụng thời gian giảm mạnh trong những năm gần đây là Hà Nội ( từ 85,21% năm 2004 giảm xuống còn 78,38% năm 2007), Hà Tây (83,77% xuống còn78,06%), Bắc Ninh (81,38% xuống còn77,89%), Vĩnh Phúc ( 81,76% năm 2004 xuống còn78,34% năm 2007). Điều đó cho thấy,các tỉnh trên chưa sử dụng hết thời gian lao động, lượng lao động dư thừa ở vùng ĐBSH đang gia tăng . Hơn nữa, với tình trạng nền kinh tế đang khôi phục chậm như hiện nay thì tình trạng dư thừa lao động nông thôn ngày càng tăng và đó là vấn đề nhức nhối của Đảng và chính phủ.

Ở một góc nhìn khác, tình hình về chuyển dịch lao động nông thôn ở các vùng qua kết quả tính toán của nhóm nghiên cứu dựa trên số liệu về điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê qua các năm được thể hiện trong biểu 10. Cơ cấu này dựa trên tỷ lệ số giờ lao động thực tế cho các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trên tổng số giờ làm việc của lao động nông thôn như sau:.

Biểu 10: cơ cấu lao động thực tế giai đoạn từ năm 1993-1998

1993 1998 2001 2004

Miền Núi phía Bắc 18.26 11.01 34.29 36.31

ĐBSH 28.37 19.35 52.12 56.58 Bắc trung Bộ 20.08 20.49 40.85 45.70 Nam trung Bộ 38.80 22.39 51.62 52.93 Tây nguyên 11.85 8.54 33.42 32.918 ĐNB 53.72 40.18 53.53 55.36 ĐBSCL 27.98 28.95 48.33 48.02 Chung 39.03 21.69 45.46 47.15

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu điều tra mức sống dân cư VLSS1993-1998.

Điều đáng ngạc nhiên là ở năm 1998, tỷ lệ về số giờ lao động phi nông nghiệp lại giảm xuống (tuy mức giảm không lớn) so với năm 1993 ở hầu hết các vùng trong nước. Tỷ lệ này tăng lên rõ rệt ở thời kỳ 2001 và 2004. Tỷ lệ thời gian tham gia các hoạt động sản xuất nông nghiệp ở tất cả các vùng đã giảm xuống. Tuy nhiên mức giảm không lớn nếu so sánh hai thời điểm 2001 và 2004. Đến năm 2004, tỷ lệ dành

cho hoạt động sản xuất phi nông nghiệp đối với các lao động ở nông thôn vùng ĐBSH đã lên tới 56,5%, tiếp đó đến Đông Nam bộ và Nam trung bộ đều với mức lớn hơn 50%. Tỷ lệ thời gian lao động nông thôn dành cho các hoạt động SX phi nông nghiệp ở Tây nguyên là thấp nhất cũng lên tới hơn gần 33%. Điều này cho thấy một định nghĩa thế nào là một lao động nông nghiệp cần được xem xét kỹ lưỡng hơn và mức độ chênh lệch về tỷ lệ lao động nông nghiệp – phi nông nghiệp giữa kết quả tính toán từ số liệu Điều tra mức sống dân cư và Số liệu điều tra về lao động và việc làm cho thấy thực tế mức độ chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp chắc chắn là cao hơn.

2.2.Dư thừa trong cơ cấu ngành kinh tế

Trong thời gian qua, lao động nông nghiệp nông thôn ĐBSH đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dich vụ. Tỷ trọng lao động trong nghành nông nghiệp đã giảm từ 75,46% năm 2000 xuống còn 65,56% năm 2004. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp đã tăng từ 10,92% năm 2000 lên 20,43% năm 2004, đối với ngành dịch vụ, tỷ lệ này có sự thay đổi và đạt mức 14,02% vào năm 2004. Tuy tỷ trọng lao động trong nông nghiệp đã giảm nhưng vẫn ở mức cao, số lượng lao động trong nông nghiệp vẫn tăng lên về mặt tuyệt đối. Đặc biệt, số lao động cũng như tỷ trọng lao động làm việc trong ngành dịch vụ ở nông thôn có sự thay đổi không đáng kể.Qua biểu 8, ta thấy rằng chuyển dịch cơ cấu lao động - việc làm rất chậm, cơ cấu dân số vùng ĐBSH đang chuyển từ giai đoạn cơ cấu dân số trẻ sang cơ cấu nguồn dân số vàng hay còn gọi là “dư lợi dân số”.Rõ ràng, lao động là yếu tố nước ta dồi dào đến mức dư thừa, năm 2007 còn đến 5,31% lao động ở thành thị thất nghiệp, khu vực nông thôn có tới hơn 20% quỹ thời gian lao động chưa được sử dụng, số thất thoát thời gian lao động tương đương với 1,6 triệu lao động thất nghiệp hoàn toàn. Do vậy khu vực nông nghiệp - nông thôn trong nhiều năm qua trở thành nơi “chứa” lao động dư thừa, tuyệt đại đa số lao động mới đều tập trung ở đây.

Biểu 11: Số lượng và cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế ở nông thôn ĐBSH từ năm 2000 – 2004

Đơn vị: triệu người Năm Tổng số NN CN-XD DV Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ Số người Tỉ lệ 2000 6,684 5,044 75,46 0,730 10,92 0,910 13,6 2001 6,931 4,925 71,06 1,080 15,59 0,925 13,25 2002 7,266 5,033 69,27 1,197 16,48 1,035 14,25 2003 7,583 5,199 68,57 1,368 18,29 0,99 13,14 2004 7,753 5,083 65,56 1,584 20,43 1,087 14,02

Nguồn: Chuyến dịch cơ cấu lao động công nông nghiệp ở ĐBSH – Thực trạng và triển vọng, NXB Lao động xã hội 2004

Về cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, tỷ trọng lao động chưa qua đào tạo lên đến 76%, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 24%, trong đó đặc biệt chú ý là tỷ lệ lao động đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm có 15%. Các số liệu này chứng tỏ nền kinh tế đang thiếu trầm trọng lao động có tay nghề, mất cân đối trong cơ cấu đào tạo nghề, có tới 85% số học sinh tuyển mới học nghề ngắn hạn, chỉ có 15% học nghề dài hạn. Do vậy, chất lượng lao động qua đào tạo nghề còn thấp. Ngân sách dành cho đào tạo nghề tuy tăng song chiếm tỷ lệ thấp trong tổng chi ngân sách giáo dục (5%). Cơ sở vật chất, thiết bị dạy nghề còn lạc hậu, trừ các cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp lớn, các liên doanh hoặc cơ sở dạy nghề nước ngoài. Đội ngũ giáo viên dạy nghề vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng (cả nước có hơn 7000 giáo viên dạy nghề; tỷ lệ giáo viên/học viên là 1/28). Chưa có hệ thống giáo trình chuẩn nên chất lượng đào tạo nghề còn hạn chế và rất khác nhau trong các cơ sở dạy nghề khác nhau.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w