Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

2.1Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2. Các giải pháp cụ thể

2.1Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản, giảm tỷ trọng trồng trọt. Tăng giá trị sản xuất nông nghiệp (nông nghiệp + thuỷ sản)/ha đất nông nghiệp từ 34-35 triệu đồng hiện nay lên 40-42 triệu đồng (2005) và 52-55 triệu đồng (2010).

Đặc điểm rất quan trọng của sản xuất nông nghiệp là tình thời vụ cao, do vậy nhu cầu sử dụng lao động trong ngành nông nghiệp cũng mang tính thời vụ. Để khắc phục tình trạng dư thừa lao động ( hay còn gọi là thiếu việc làm) trong giai đoạn nông nhàn, tăng tỷ lệ thời gian sử dụng lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn thì phát triển chăn nuôi là hướng đi tích cực và tận dụng tối ưu các lợi thế sẵn có.

- Phát triển chăn nuôi lợn, bò, gia cầm: Theo Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2000-2005 là 7,23%.Về chăn nuôi, do đàn lợn tại ĐBSH có tốc độ

tăng trưởng nhanh, trên 7,5%/năm; sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2010 đạt 1,1 triệu tấn nên tại đây sẽ xây các xí nghiệp giết mổ, chế biến thịt lợn công nghiệp và hệ thống bán thịt sạch để tạo thị trường tiêu thụ. Dự kiến đến 2010, ĐBSH lắp đặt thêm 23 nhà máy chế biến thịt lợn xuất khẩu (công suất mỗi nhà máy trung bình 2.000-2500 tấn/năm), nâng tổng công suất chế biến thịt lợn xuất khẩu từ 25.700 tấn hiện nay lên 110.000 tấn năm 2010. Để phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành chăn nuôi vùng ĐBSH đến năm 2010 là 9,57% , cần phải có những giải pháp sau :

+ Đầu tư đưa những giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. + Củng cố phát triển hệ thống các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi nhằm chủ động cung cấp được thức ăn giá rẻ, có chất lượng cao, giảm chi phí đầu vào cho người sản xuất.

+ Thực hiện tốt công tác thú y nhằm đảm bảo phòng dịch và cung cấp ra thị trường những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng.

+ Xây dựng những xí nghiệp giết mổ, chế biến các sản phẩm của chăn nuôi để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước.

+ Phải duy trì sản xuất nông nghiệp trước hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm

- Phát triển sản xuất nuôi trồng thuỷ sản: trong thời gian qua nuôi trồng thuỷ sản là hướng chuyển dịch mạnh nhất và sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của vùng. Nhiều diện tích mặt nước đã được khai thác đưa vào nuôi trồng thuỷ sản, một số diện tích trồng lúa, cói cũng được chuyển đổi sang nuôi tôm, cá lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. Để tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa nuôi trồng thuỷ sản cần có các giải pháp:

+ Đầu tue nâng cấp về cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho các cơ sở giống thuỷ sản để chủ động cung cấp các loại giống cho nhu cầu của sản xuất.

+ Nghiên cứu, phát triển nuôi các giống thuỷ sản có giá trị cao nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất như sử dụng thức ăn công nghiệp, sử dụng chế thực phẩm sinh học để làm sạch ao nuôi, sử dụng các phương thức nuôi đa dạng, phù hợp, bền vững như nuôi thâm canh, bán thâm canh…

+ Khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước chưa được sử dụng vùng nội đồng cũng như vung bãi bồi ven biển vào nuôi trồng thuỷ sản.

+ Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở chế biến thuỷ sản với công nghệ tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Xây dựng một số nhà máy chế biến thức ăn công nghiệp phục vụ cho nuôi trồng thủy sản ở các vùng ven biển.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 58 - 60)