Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

2. Các giải pháp cụ thể

2.5. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động

Xuất khẩu lao động qua các năm đã chứng minh đó là một hướng giải quyết việc làm cho lao động dôi dư đặc biệt là lao động nông thôn, Để thúc đẩy công tác này trong thời gian tới, chúng ta cần thực hiện những giải pháp sau:

- Các Bộ, ngành và bản thân các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần tăng cường phối hợp với các đại sứ quán, các Tổ chức kinh tế của Việt Nam ở nước ngoài để nắm bắt tình hình thông tin về chương trình phát triển kinh tế xã hội ở những nước có nhu cầu sử dụng lao động, tìm hiểu nhu cầu số lượng, ngành nghề, chính sách nhập cư. Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc khảo sát thị trường, ký kết hợp đồng cung ứng lao động.

- Tăng cường đầu tư hơn nữa cho giáo dục hướng nghiệp và đào tạo dạy nghề đối với lao động ở nông thôn. Bên cạnh những thị trường có nhu cầu về xuất khẩu lao động đòi hỏi trình độ tau nghề thấp, lao động giản đơn, những đòi hỏi về lao động có tay nghề cao và ngoại ngữ ngày càng tăng, mặt khác chính những công việc này mới được trả lương cao. Vì vậy, bên cạnh việc các doanh nghiệp xuất khẩu lao động phải đào tạo nghề cho lao động nông thôn khi đi xuất khẩu lao động, Nhà nước cần tăng cường hệ thống các trường dạy nghề ở các địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phổ cập nghề cho lao động nông thôn.

- Tăng cường tuyên truyền thông tin cho người lao động về cơ chế, chinh sách, yêu cầu tay nghề, đạo đức, tác phong làm việc, kinh phí đóng góp, thủ tục tiến hành, phong tục tập quán và quy định của phía đối tác nước ngoài nhằm góp phần tránh những hiện tượng lao động bỏ trốn, đình công, phá hợp đồng lao động và giúp người lao động có thông tin đầy đủ, tránh bị lừa đảo nhất là phụ nữ và bị những khoản chi phí trung gian, giảm thiệt hại kinh tế không đáng có cho người lao động. Theo báo cáo mới nhất của Viện Khoa học Lao động và Xã hội thì các địa phương như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Tây là những nơi có số lao động xuất khẩu đông nhưng cũng là nơi có số lượng lao động trốn ra ngoài hoặc bị lừa nhiều. - Có chính sách hỗ trợ tài chính cho người lao động ở nông thôn đi xuất

khẩu lao động. Các chính sách này có thể là tạo điều kiện cho họ tiếp cận các nguồn tín dụng ưu đãi, khuyến khích việc huy động kinh phí từ các thành viên gia đình người đi xuất khẩu lao động, có chính sách hỗ trợ phù hợp với từng đối tượng đi hợp tác lao động, gắn trách nhiệm pháp lý về các khoản tín dụng hỗ trợ gia đình có người đi xuất khẩu lao động.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch về giải việc làm cho người lao động sau khi ký hết hợp đồng xuất khẩu lao động. Điều này góp phần tạo ra sự ổn định đời sống của người lao động và tạo r sự ổn đinh lâu dài trong phát triển kinh tế xã hội sau này.

KẾT LUẬN

Lao động dư thừa trong nông thôn là một trong những vấn đề nóng mà Đảng và Nhà nước ta đang phải giải quyết. Đặc biệt là trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay, giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn càng là vấn đề cấp thiết. Đồng bằng sông Hồng là vùng đất chật, người đông, có truyền thống về sản xuất nông nghiệp. Nhưng lại là nơi có lượng dư thừa lao động trong nông thôn cao nhất cả nước.

Nhà nước và các tỉnh trong vùng ĐBSH đã có nhiều giải pháp, chính sách để tạo điều kiện cho vấn đề giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động dư thừa trong nông nghiệp nông thôn như: Thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại ở nông thôn, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn, xuất khẩu lao động…Chính các giải pháp này góp phần tạo việc làm cho lao động nông thôn. Hạn chế bớt lượng lao động dư thừa trong nông thôn.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w