Chương III: Các giải pháp tăng cường việc làm trong nông thôn ở vùng ĐBSH

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)

III. Thực trạng lao động dư thừa trong nông thôn của vùng ĐBSH

Chương III: Các giải pháp tăng cường việc làm trong nông thôn ở vùng ĐBSH

trong nông thôn ở vùng ĐBSH

I.Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến dư thừa lao động 1.Tình hình thế giới

Thế giới đã bước qua năm 2008 đen tối với những biến động kinh tế dữ dội. Sự suy sụp của các nền kinh tế lớn đã kéo theo những ảnh hưởng xấu tới các nền kinh tế nhỏ . Năm 2009, sự suy giảm kinh tế toàn cầu chưa có dấu hiệu dừng lại. Những đợt cắt giảm nhân công liên tiếp từ những tập đoàn, hãng sản xuất lớn nhất thế giới tô đậm thêm bức tranh ảm đạm của sự thất vọng, nếu không muốn nói là hoảng loạn của

các ông chủ lớn nhằm tái cơ cấu bộ máy vượt qua khó khăn. Điển hình là tình hình kinh tế Mỹ, đầu tầu kinh tế thế giới, cực kì yếu ớt và nghiêm trọng. Trong những ngày đầu năm 2009, nước Mỹ lại chứng kiến những đợt sa thải công nhân liên tục với số lượng lớn. Tình hình tại Mỹ chỉ là nét lớn trong bức tranh việc làm ảm đạm trên toàn cầu. Báo cáo về ‘Những xu hướng lao động toàn cầu’ (The global employment trends) của Văn phòng Lao động Quốc tế ILO (International Labour Office) mới đây dự đoán số lượng người thất nghiệp trên khắp thế giới có thể đạt ngưỡng 50 triệu người, trong đó khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm gần hai phần ba, ở mức 27 triệu. Bởi lẽ, khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực với những quốc gia có nền kinh tế trẻ đang đi lên. Do dân số đông, lực lượng lao động vì thế cũng rất dồi dào. Điều này tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp cao khi kinh tế suy thoái, nhất là khi số lượng công việc có giá trị cao với sức sản xuất lớn. Từ thực tế số lượng lớn công nhân bị sa thải và con số dự đoán kỉ lục 50 triệu người thất nghiệp của ILO, Quĩ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund) đưa ra cảnh báo về sự tăng trưởng chậm của kinh tế toàn cầu. Theo dự đoán của tổ chức này, trong năm 2009, kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng ở mức 0,5%, mức thấp nhất kể từ sau Đại chiến Thế giới Thứ Hai.

2.Tình hình trong nước

Kinh tế-xã hội nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô và giá nhiều loại nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh trong những tháng giữa năm kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước; lạm phát xảy ra tại nhiều nước trên thế giới; khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái, kinh tế thế giới suy giảm; thiên tai, dịch bệnh đối với cây trồng vật nuôi xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư.

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 6,23% so với năm 2007, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; khu vực dịch vụ tăng 7,2%. Trong 6,23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 0,68 điểm phần trăm; công nghiệp, xây dựng đóng góp 2,65 điểm phần trăm và dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tỷ lệ thất nghiệp của cả nước tăng lên với con số 4,61%. Điều này chứng tỏ lượng lao động dư thừa năm 2008 cao hơn năm 2007. Số việc làm bị giảm đi trong năm 2009 sẽ là 405.000 người. Tình trạng thất

nghiệp có nguy cơ tăng trở lại, từ 4,64% năm 2008 lên trên mức 5%.Đó là dự báo mới nhất vừa được Viện Khoa học lao động và xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) đưa ra trong hội thảo “Tác động của khủng hoảng tài chính đến lao động, việc làm - Những giải pháp, kinh nghiệm của Đức và Việt Nam”, tổ chức tại Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu của Viện Khoa học lao động cũng cho thấy: Ước tính sơ bộ năm 2008, tổng việc làm mới tạo ra là trên 800.000, thấp hơn bình quân các năm trước là khoảng 1,3 triệu/năm. Năm 2009, dự kiến các ngành giảm nhu cầu lao động mạnh là dịch vụ cộng đồng, cung cấp gas, điện nước và xây dựng.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 44 - 46)