Đặc điểm của thị trường lao động nông thôn ở vùng ĐBSH 1 Về cung lao động

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)

1. Về cung lao động

- Cung lao động nông thôn về số lượng có xu hướng giảm. Trong thời kỳ 2000-2007, tốc độ tăng bình quân khoảng trên 2%/năm, tương ứng với trên 800 ngàn người. Lao động trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ cao trong tổng lực lượng lao động ( trên 90%) nhưng lượng lao động trẻ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ngày càng giảm.

- Cung lao động về chất lượng chưa cao. Số lao động nông nghiệp nông thôn thường có trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật thấp hơn thành thị. Trong số 88% lao động cả nước chưa qua đào tạo tập trung phần lớn ở nông thôn. Lao động ở nước ta phần lớn trong độ tuổi trẻ. Trình độ học vấn của lao động nông thôn thấp, thanh niên nông thôn hiện đang thiếu

kiến thức về quản lý kinh tế và kinh doanh, thiếu kiến thức khoa học kỹ thuật; đời sống văn hóa tinh thần rất hạn chế. Tỷ lệ lao động chưa tốt nghiệp tiểu học ở nông thôn vẫn chiếm tới18,6%, số tốt ngiệp tiểu học chiếm 35,65% và chỉ có khoảng 20,1% số lao động tốt nghiệp trung học phổ thông. Trình độ chuyên môn tay nghề của lực lượng lao động nông thôn cũng rất thấp và mất cân đối đối với khu vực thành thị. Hiện nay, 80% lao động nông thôn chưa qua đào tạo, gần 20% số lao động còn lại có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp hoặc có chứng chỉ nghề trở lên. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở khu vực nông thôn chỉ bằng 1/3 so với thành thị. Ở trình độ càng cao sự chênh lệch càng lớn và mức chênh lệch về chuyên môn kỹ thuật so với đô thị có xu hướng ngày càng tăng. Lao động nông thôn vẫn chủ yếu là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, phần lớn chưa qua đào tạo, sản xuất dựa vào kinh nghiệm cha ông để lại là chính.Theo điều tra mới nhất của Bộ Lao đông - Thương binh và Xã hội thì trong 8 vùng lãnh thổ, Đông Nam Bộ có tỷ lệ lao động có chuyên môn kỹ thuật cao nhất 33,13%; tiếp đến là ĐBSH 30,29%; Duyên hải Nam trung bộ 23,85%; thấp nhất là Tây Bắc 12,75%. Tuy nhiên vùng ĐBSH và Đông Nam Bộ lại là hai khu vực có quá trình đô thị hóa, CNH-HĐH diễn ra nhanh và mạnh. Vì vậy mà lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật nói trên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Điều này là một khó khăn của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung về vấn đề dư lao động nhưng vẫn thiếu lao động tham gia công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

2. Về cầu lao động

2.1.Sự phát triển của các khu công nghiệp

Tính đến giữa năm 2007, vùng đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) có 34 khu công nghiệp (KCN) tập trung được thành lập, trong đó 23 KCN đang hoạt động và 11 KCN đang triển khai xây dựng cơ bản. Tổng diện tích quy hoạch cho các KCN là 6.455 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3%. Các địa

phương có nhiều KCN tập trung là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.

Trong những năm qua, các KCN tập trung trong vùng là nhân tố động lực đóng góp quan trọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của vùng, biến vùng thuần nông thành vùng kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phổ biến trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong GDP với tốc độ khá nhanh. Nhiều tỉnh thuần nông trước đây nhờ phát triển KCN sẽ nhanh trở thành những tỉnh công nghiệp như Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Tây... Bộ mặt nông thôn đổi mới theo hướng văn minh, hiện đại. Nhiều nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có quy trình sản xuất công nghiệp hiện đại, công nghệ cao được xây dựng và phát triển thu hút hàng chục tỉ USD và hàng nghìn tỉ đồng của các nhà đầu tư trong nước. Các KCN đã và đang thu hút hàng trăm nghìn lao động nông thôn, tạo ra thị trường sức lao động mới để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội trong vùng. Hệ thống kết cấu hạ tầng được xây dựng mới và nâng cấp, nhất là khu vực nông thôn, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

2.2.Sự chuyển dịch cơ cấu của ngành nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp

Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá chính là một nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Đó là quá trình thay đổi sự phân bổ nguồn lực lao động theo hướng tăng nhanh tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp. Đây là vấn đề có ý nghĩa kinh tế –xã hội rất quan trọng. Nó đánh dấu sự tiến bộ kinh tế của khu vực nông thôn thể hiện ở việc di chuyển lao động sang ngành có năng suất lao động cao hơn, thực hiện phân bố lại lao động theo ngành, theo vùng một cách hợp lý để sử dụng không chỉ lao động mà cả các nguồn lực khác một cách có hiệu quả. Sự thay đổi trong cơ cấu lao động còn có ý nghĩa xã hội to lớn, bởi vì thông qua đó mà tác động đến việc làm, thu nhập và cải thiện đời sống của những người lao động ở khu vực nông thôn. Xu hướng chung của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt nam là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, theo đó các ngành công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là các ngành công nghiệp có tốc độ

tăng trưởng nhanh chóng. Nhờ đó cầu về lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng nhanh tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng: một bộ phận của lao động nông nghiệp di chuyển sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.

Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đang diễn ra một cách mạnh mẽ dẫn đến hiện tượng ruộng đất cho giành sản xuất nông nghiệp cạn kiệt dần nhưng lao động ở khu vực này vẫn tiếp tục tăng dẫn đến hiện tượng dư thừa lao động ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, lao động dư thừa ở nông thôn về hình thức khác với lao động dư thừa ở thành thị. Ở thành thị, lao động được coi là dư thừa khi có khả năng lao động, mong muốn có việc làm nhưng không tìm dược việc làm. Còn ở nông thôn thì không phải như vậy, hiện tượng phổ biến ở đây là mọi người đều có việc làm nhưng với năng suất lao động ngày càng thấp, các thành viên trong gia đình phải chia việc ra để làm. Trong điều kiện đó, khu vực phi nông nghiệp có thể giúp cho giải quyết thất nghiệp trá hình của khu vực nông nghiệp bằng cách chuyển bộ phận này sang khu vực của mình. Quá trình này tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn theo hướng hiện đại. Đây đã và sẽ là xu hướng chính trong chuyển dịch cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn Việt Namnói chung và ĐBSH nói riêng.

2.3 Sự gia tăng dịch vụ xuất khẩu lao động

Đa số lao động VN có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài đều nghèo, tâm lý muốn đi nhanh, kiếm tiền nhanh. Đi xuất khẩu lao động với mong muốn thoát nghèo,hiện nay tại khắp các địa phương trong cả nước, mỗi năm vẫn có hàng nghìn người làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động. Về mặt kinh tế, xuất khẩu lao động giúp người lao động tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình nhưng họ phải hiểu, như vậy không có nghĩa là làm giàu dễ dàng”. Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, tính hết tháng 5/2008, cả nước có 35.804 người đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Quatar,... Ngoài việc giúp cải thiện tình trạng đói ngèo, nguồn thu của lao động xuất khẩu còn có vai trò thúc đẩy đầu tư, giảm bớt sự lệ thuộc vào các khoản vay từ các tổ chức tài chính quốc tế, cũng như viện trợ của các nước phát triển. Vì vậy, việc gia tăng dịch vụ xuất khẩu lao

động là một bộ phận quan trọng về cầu lao động, giúp giải quyết lượng dư thừa lao động nông thôn vùng ĐBSH nói riêng và Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 28 - 32)