Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

2.2Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn

2. Các giải pháp cụ thể

2.2Phát triển mạnh kinh tế hộ và kinh tế trang trại ở nông thôn

Kinh tế trang trại sản xuất trên quy mô lớn, có điều kiện áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng xuất lao động nông nghiệp, tạo việc làm cho lao động trong nông nghiệp và cải thiện đời sống cho họ. Theo điều tra mới đây của tập thể cán bộ trường Đại Học Kinh Tế quốc Dân thì bình quân một trang trại trong cả nước có thể thu hút từ 3-4 lao động làm thuê với thu nhập gần 500.000đồng /thang/lao động, cao hơn nhiều mức thu nhập bình quân của lao động nông thôn , nông nghiệp nói chung.

Là một mô hình kinh tế có nhiều ưu việt trong nền kinh tế nông nghiệp hàng hoá. Kinh tế trang trại tạo ra một khối lượng lớn sản phẩm nông nghiệp phục vụ nhu cầu thị trường, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn với mức t6hu nhập tương đối cao. Vì vậy, kinh tế trang trại cần được phát triển trên phạm vi rộng, quy mô lớn tương xứng với vai trò của nó.

Trong điều kiện hiện nay, lao động trong khu vực nông nghiệp , nông thôn dư thừa nhiều, năng xuất lao động nông nghiệp thấp, không thu hút được người kinh doanh đầu tư vào khu vực nông nghiệp thì việc đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại mà đậc biệt phát triển các trang trại gia đình là hoàn toàn hợp lý và là yêu cầu của phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của trang trại được diễn ra trên một diện tích đất đai đủ lớn, với lượng vốn cần thiết để tổ chức sản xuất.

Do đó, để phát triển kinh tế trang trại đòi hỏi phải có sự tập trung về ruộng đất, phải được sự hỗ trợ về vốn từ phía nhà nước, tạo ra một môi trường thuận lợi cho kinh tế trang trại phát triển như các vấn đề về ruộng đất, tập trung về ruộng đất; các vấn đề về thuế sử dụng ruộng đất, thuees thu nhập của chủ trang trại; hỗ trợ giúp đỡ về khoa học công nghệ, về đào tạo các chủ trang trại, về công nghiệp chế biến nông sản của trang trại, về thị trường đầu vào đầu ra của nguyên liệu và sản phẩm của trang trại, về môi trường pháp lý...

Nến sản xuất nông nghiệp nước ta hiện nay vẫn là sản xuất theo tường hộ gia đình(đặc biệt sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía bắc), ruộng đất phân tán và được chia thành nhiều miếng nhỏ cho từng hộ thậm chí một hộ có vài miếng nhỏ ở các cánh đồng khác nhau. Do đó, việc tập trung ruộng đất sẽ rất khó khăn. Mặt khác, trong điều kiện đất đai có hạn, sản xuất nông nghiệp lại theo từng hộ gia đình thì tập trung ruộng đất để phát triển trang trại sẽ làm cho nhiều hoọ gia đình thiếu đất canh tác, lao động nông nghiệp thiếu việc làm. nếu trang trại không thu hút được lượng lớn lao động làm thuê thì vẫn có nhiều lao động dư thừa trong nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, việc phát triển kinh tế trang trại trước hết là phát triển trang trại ở những vùng nhiều đất nông nghiệp hoặc đất có khả năng sản xuất nông nghiệp, trong đó vấn đề quan hệ giữa trang trại và thị trường phải được đặt ra. Phát triển kinh tế trang trại đồng thời phải phát triển đa dạng hoá ngành nghề ở nông thôn mới đảm bảo việc làm cho lao động nông nghiệp nông thôn.

Đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ ở nông thôn trong tất cả các lĩnh vực, ngành hoạt động mà kinh tế hộ có thể tham gia. Kinh tế hộ gia đình nông dân đã được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chứng tỏ khả năng phát triển không chỉ trong sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp mà còn mở rộng ra các lĩnh vực hoạt động khác. Hiện nay kinh tế hộ ở vùng ĐBSH đã phát triển nhiều ngành nghề đa dạng ngoài sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp đã mở rộng hoạt động sang chế biến nông, lâm, thuỷ sản 23,7% số hộ có ngành nghề phi nông nghiệp; công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp chiếm 35,2%. Xây dựng thương mại chiếm 50,8% làm cho các hoạt động kinh tế nông thôn trở nên sôi động

và bộ mặt nông thôn thay đổi nhiều. Mặc dù quy mô còn nhỏ và tính ổn định chưa cao, song kinh tế hộ đã góp phần quan trọng và chính sách khuyến khích tự tạo việc làm của Đảng và nhà nước.Tuy nhiên để phát triển kinh tế hộ lâu dài cần có những biện pháp sau:

- Có chính sách thích hợp hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân sản xuất hàng hóa theo đặc thù sản xuất của từng địa phương của vùng ĐBSH đó là các chính sách thuế, tín dụng, khoa học công nghệ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Phát triển kinh tế hộ cần theo hướng thúc đẩy hình thành các lọai hình tổ chức sản xuất hàng hóa theo mô hình kinh tế nông trại, lâm trại, và ngư trại của từng địa phương cụ thể là: Nam Định có thể phát triển nông trại về chăn nuôi, trồng trọt,các vùng nước mặn và nước lợ thì phát triển các ngư trại nuôi trồng thủy sản và các hộ đánh bắt hải sản, Thái Bình là vùng đất không có biển nên chủ yếu tập trung phát triển kinh tế hộ chăn nuôi, trồng trọt...Việc phát triển kinh tế hộ và trang trại không những làm tăng giá trị sản phẩm sản xuất mà còn thu hút nhiều lao động trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp và trong hoạt động sơ chế đóng gói và tiêu thụ sản phẩm. Hải Dương là tỉnh điển hình trong phong trào kinh tế hộ và trang trại.

- Từng bước phát triển kinh tế hộ nông lâm ngư trại thành các doanh nghiệp nhỏ trong nông thôn, có tư cách pháp nhân, bình đẳng với các loại hình tổ chức kinh tế khác.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 60 - 62)