Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

2.4.Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn.

2. Các giải pháp cụ thể

2.4.Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn.

- Đối với các doanh ghiệp sản xuất phi nông nghiệp đã đăng ký và đang hoạt động, khuyến khích các doanh nghiệp này đặt cơ sở sản xuất trên các địa phương của vùng ĐBSH chủ yếu làm nông nghiệp có dân số đông như Thái Bình, Nam Định, Hà Nam....Các doanh nghiệp sẽ là cơ sở để giải quyết lao động nông nhàn và khởi đầu ch việc phát triển hoạt động phi nông nghiệp trong nông thôn vùng ĐBSH.

2.4. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới ở nông thôn. nông thôn.

Đồng bằng sông Hồng là khu vực có nhiều làng nghề truyền thống so với cả nước. Bên cạnh đó, nhờ có chính sách khuyến khích phát triển nên những năm gần đây đã xuất hiện nhiều ngành nghề mới. Hiện nay, đã khôi phục được 125 làng nghề ở Nam Định, Hà Nam 76 làng nghề ở Hà Tây, 69 làng nghề ở Bắc Ninh, 82 làng ở Thái Bình. Việc khôi phục và phát triển các làng nghề này đã giải quyết việc làm cho lao động nông thôn vùng ĐBSH, tăng thu nhập và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Vì vậy, duy trì và phát triển các làng nghề vẫn là một hướng đi chính trong quá trình giải quyết việc làm của vùng ĐBSH. Một số giải pháp để bảo tồn và phát triển các làng nghề trong thời gian tới là:

- Khôi phục và duy trì các làng nghề sản xuất ra những sản phẩm truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá, Với những làng nghề đã duy trì và có hướng phát triển cần tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản xuất để tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Với những ngành nghề không còn thị trường cần có biện pháp tìm hướng mới, chuyển đổi ngành nghề sản xuất.

- Tập trung phát triển những làng nghề sản xuất ra những sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn, có giá trị kinh tế cao, đang có nhu cầu lớn trên thị trường.

- Phát triển thêm nhiều làng nghề, ngành nghề mới ở những làng thuần nông hoặc những làng mà ngành nghề phi nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ.

- Phát triển đa dạng các loại hình sản xuất kinh doanh trong làng nghề nhằm tạo sự liên kết chặt chẽ, hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển công nghệ tiên tiến hiện đại đồng thời với việc bảo tồn các công nghệ cổ truyền tinh xảo, độc đáo của các làng nghề.

* Để tăng cường phát triển các làng nghề cần tập trung vào các giải pháp cơ bản sau:

- Quy hoạch phát triển các lang nghề gắn liền với quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, của từng tỉnh. Cần có chính sách ưu tiên phát triển cho những làng nghề có lợi thế so sánh. Hình thành các cụm, tiểu khu công nghiệp ở các làng nghề nhằm tạo điều kiện thuận lợi chi việc thu hút vốn đầu tư, đầu tư cơ sở hạ tầng, đướng xá, giải quyết vấn đề môi trường.

- Các làng nghề cần phát triển theo hướng chuyên môn hóa là chính kết hợp với việc đa dạng hóa nhằm đảm bảo tính linh hoạt sao cho các làng nghề thích ứng được với sự biến động của thị trường.

- Tích cực mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho các làng nghề thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại ở nước ngoài, tăng cường liên kết và quảng bá sản phẩm thông qua ngành du lịch để phục vụ nhu cầu cho khách du lịch. Đối vời các sản phẩm khác cần có sự liên kết, hợp tác với các cơ sở công nghiệp ở thành thị. Điều này đòi hỏi bản thân càc chủ sản xuất kinh doanh phải không ngừng cải tiến mẫu mã sản phẩm và quảng bá thương hiệu của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũng cần giúp đỡ của Nhà nước thông qua hoạt động xúc tiến và giới thiệu sản phẩm và hệ thống thương vụ của nước nước ta ở nước ngoài.

- Nhà nước cần tiếp tục có các chính sách khuyến khích phát triển làng nghề như hỗ trợ xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng, hỗ trợ đào tạo, chính sách tín dụng và tạo điều kiện về mặt bằng cho các cơ sở sản xuất.

- Có chính sách ưu đãi đối với các nghệ nhân, thợ giỏi, hỗ trợ công tác đào tạo, truyền nghề để những ngành nghề để những ngành nghề truyền thống không bị mai một. Bảo vệ quyền phát minh sáng chế của các nghệ nhân và xây dựng chế độ bảo hiểm khi về già để người dân làm việc trong các làng nghề truyền thống yên tâm đầu tư vốn và yên tâm sống với nghề của mình.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 63 - 65)