Các giải pháp chung

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)

II Phương hướng, mục tiêu giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn

1.Các giải pháp chung

Để giải quyết vấn đề việc làm trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế cần có các giải pháp chung như sau:

- Xây dựng chiến lược lâu dài về tạo việc làm cho lao động nông thôn gắn liền với chiến lược con người của thời kỳ công nghiệp hoá, hiến đạu hoá đất

nước. Mục tiêu của chiến lược đó là giải phóng mạnh mẽ các hình thức lao động giản đơn tạo thêm việc làm phi nông nghiệp ít đòi hỏi lao động có kỹ năng cao ngay tại địa bàn nông thôn, điều tiết di chuyển lao động ồ ạt từ nông thôn ra thành phố. Coi dạy nghề cho nông dân là bộ phận của chiến lược con người vì họ chiếm tới 70% dân số của vùng ĐBSH.

- Trên cơ sở chiến lược lâu dài cần cụ thể hoá cho từng thời kỳ với quy hoạch và kế hoạch đầu tư vốn, khoa học công nghệ, đào tạo lại cán bộ khoa học quản lý và công nhân lành nghề phục vụ nông nghiệp nông thôn, phân bố và sử dụng nguồn lao động nông thôn phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề dạy nghề ở nông thôn cần được xem xét và giải quyết đồng bộ với các giải pháp về kỹ thuật, vốn, thị trường. Gắn vấn đề dạy nghề ở nông thôn với chương trình đào tạo nghề nghiệp nói chung và có sự đầu tư của nhà nước và các tổ chức xã hội.

- Gắn chiến lược xoá đói giảm nghèo với tạo việc làm cho lao động nông thôn, trở thành bộ phận hữu cơ đảm bảo cho quá trình phát triển bền vững ở nông thôn.

- Hoàn thiện bổ sung và xây dựng mới cơ chế chính sách thu hút mạnh các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào chương trình và dự án tạo thêm việc làm, thu hút lao động ở nông thôn. Ưu tiên các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, công nghiệp nông thôn,chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ công nhân lành nghề, cơ giới hoá và hiện đại hoá nông nghiệp.

- Tổng kết và tưng bước nhân rộng các mô hình công nghiệp và dịch vụ gắn với trung tâm đô thị mới trên địa bàn nông thôn trên vùng ĐBSH.

- Tăng cường đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn đi đôi với đổi mới cơ cấu đầu tư. Đặc biệt là đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, điện, đường, trạm…

Cùng với tăng số lượng và tỷ trọng cơ cấu đầu tư cho nông thôn, cấn đổi mới thao hưóng chuyển mạnh sang đầu tư chiều sâu, đổi mới cơ cấu giống và kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi tăng năng suất và chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu thị trường, tăng cường đầu tư phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Ngoài các biện pháp chung đã có cần có các nhóm giải pháp sát với tình hình thực tế như:

- Thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu; - Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; - Chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp - Đảm bảo an sinh xã hội

Trong dài hạn phải đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp bằng các giải pháp khuyến khích phát triển công nghiệp và dịch vụ - đặc biệt là phát triển công nghiệp, dịch vụ ở nông thôn; xuất khẩu lao động; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn qua đào tạo; phát triển thị trường lao động lành mạnh và hỗ trợ lao động nông thôn tham gia các thị trường (tài chính, đất đai, hàng hoá, khoa học kỹ thuật, lao động) hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lao động dư thừa trong nông thôn vùng Đồng Bằng Sông Hồng - Thực trạng và giải pháp (Trang 56 - 58)