Về hoạt động tạo nguồn mua hàng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội (Trang 88 - 90)

I. Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh trong thời gian tới

2.Về hoạt động tạo nguồn mua hàng

Thực trạng kinh doanh ở công ty cho thấy, một số mặt hàng có doanh thu thấp, bán được rất ít nhưng công ty hầu như chưa có sự khắc phục hoặc thay thế những mặt hàng đó.

Một số mặt hàng của công ty có giá cao hơn so với một số cửa hàng và siêu thị khác. Đây là một yếu kém trong công tác tạo nguồn, mua hàng nói chung và cả trong công tác xác định giá cả nói riêng. Công ty cần phải :

- Quan hệ tốt hơn với các nhà cung ứng, mở rộng và củng cố quan hệ lâu dài giúp cho công ty mua được hàng nhanh, kịp thời, giá cả hợp lý, đảm bảo chất lượng, tránh các thủ tục rườm rà.

+ Cần thường xuyên liên lạc với các nhà cung ứng, thông tin đầy đủ những biến động nhu cầu của công ty đến họ, đồng thời nắm bắt được nhu cầu của nhà cung ứng để có cách ứng xử phù hợp.

+ Thanh toán đúng hạn, tránh nợ đọng tràn lan tạo ra sự tin tưởng của bạn hàng.

+ Hàng năm tổ chức các cuộc hội nghị để bày tỏ nguyện vọng, kế hoạch phát triển và các mối quan hệ trong tương lai; đồng thời thu thập những kiến nghị, đề xuất góp ý từ phía họ.

+ Vào các dịp lễ tết, công ty nên bày tỏ sự quan tâm của mình bằng cách gửi bưu thiếp, điện chúc mừng hay quà tặng đến nhà cung cấp của công ty.

- Giảm giá vốn, cố gắng mua được hàng với giá gốc

- Giảm tối thiểu chi phí mua hàng và bán hàng bằng cách tổ chức tốt mạng lưới thu mua

- Áp dụng nhiều phương thức thu mua : ký kết hợp đồng mua dài hạn hoặc tiến hành mua thẳng trực tiếp.

Cần có những nhân viên thu mua hàng có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động tạo nguồn mua hàng. Hoạt động của nhân viên thu mua có hiệu quả thì công ty mới có được nguồn hàng có chất lượng tốt, giá cả hợp lý đồng thời xây dựng được mối quan hệ tốt với nhà cung ứng. Không chỉ đào tạo mà cần có những biện pháp khuyến khích các nhân viên để tạo động lực cho họ hoàn thành tốt công việc như tiền thưởng, phụ cấp thêm trong công việc...

Trong thời gian tới công ty nên có sự điều chỉnh mặt hàng kinh doanh cho hợp lý. Ngoài những mặt hàng đang kinh doanh công ty nên kinh doanh thêm một số mặt hàng mới, đang có nhu cầu tiêu dùng cao, nếu có nguồn hàng ổn định giá cả phải chăng thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cao. Đối với những mặt hàng không hợp thị hiếu của người tiêu dùng như : hàng thời trang bị lạc mốt, hàng do cơ sở tư nhân sản xuất có giá trị không lớn, các loại hàng bị tồn kho từ lâu... công ty nên bán hạ giá cho người tiêu dùng hoặc bán lại cho các cơ sở kinh doanh ở các khu vực khác để thu hồi vốn kinh doanh, đầu tư những mặt hang đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

Đối với ngành lương thực, thực phẩm là ngành hàng kinh doanh chính của công ty, chiếm tỷ trọng doanh thu khá lớn công ty nên có sự triển khai, bổ sung thêm các chủng loại hàng hoá có chất lượng cao, hàng ngoại nhập nhất là đối với những hàng bánh kẹo, đồ uống. Bên cạnh đó công ty cũng nên đi sâu tìm hiểu những mặt hàng đang có dấu hiệu đi xuống như chè, thuốc lá...do các nhà máy trong nước sản xuất để tìm ra các mặt hàng thay thế hay giải pháp đẩy mạnh hơn nữa việc bán những mặt hàng này.

Công ty cũng nên chú trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động bán các mặt hàng khác cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán hàng của công ty như : đồ gia dụng, mỹ phẩm và các chất tẩy rửa. Riêng mặt hàng thời trang tuy có tổng doanh thu tương đối lớn nhưng doanh thu năm 2002 của mặt hàng này đã có sự sụt giảm so với năm 2001, nên công ty phải tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mại...đồng thời phải lựa chọn, chỉ kinh doanh những mặt

hàng có chất lượng đảm bảo, có uy tín và phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Có như vậy mới đảm bảo tính cạnh tranh so với các đối thủ và tăng được doanh thu của mặt hàng này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu chè ở Công ty AGREXPORT - Hà Nội (Trang 88 - 90)