- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)
TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM
4.2.6. Đổi mới, hoàn thiện hoạt động quản lý, sử dụng vốn vay
Đặc điểm của vốn đầu tư phát triển nơng nghiệp, nơng thơn nói chung và vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thơn ở tỉnh Thái Ngun nói riêng là tính chất sản xuất quy mơ nhỏ, đầu tư phân tán mới bắt đầu đi vào sản xuất tập trung cơng nghiệp hố hiện đại hoá theo hướng thị trường. Đầu tư
xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên cịn đang ở trong tình trạng lạc hậu, yếu kém nên đòi hỏi phải đầu tư lớn để làm mới và nâng cấp gần như toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cũng như trang thiết bị.
Đặc điểm quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp nông thôn là vốn đầu tư lớn lãi suất thấp nhưng lại có độ rủi ro cao và khơng ổn định do phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Ngoài ra do hoạt động sản xuất có tính mùa vụ đã ảnh hưởng đến nhu cầu vốn phải thay đổi theo nhu cầu mùa vụ, quy mô sản xuất và chế biến quy mơ hộ gia đình, doanh nghiệp dịch vụ nơng nghiệp, trang trại..., trong từng thời kỳ.
Trong điều kiện như vậy nguồn vốn đầu tư chủ yếu trông chờ vào nguồn ngân sách nhà nước, viện trợ nước ngoài hoặc huy động nguồn tiền nhàn rỗi trong dân.
Tuy vậy, do đối tượng vay chủ yếu vẫn là người nghèo cần có chính sách vay ưu đãi đồng thời phải có một số giải pháp quản lý sử dụng đúng hướng nguồn vốn này:
- Về quản lý vĩ mô nguồn vốn vay ưu đãi cần thống nhất tập trung vào một ngân hàng là Ngân hàng Chính sách xã hội để giám sát chặt chẽ nguồn vốn vay ưu đãi thông qua các tổ chức trung gian tài chính đảm bảo đồng vốn cho vay đến trực tiếp với từng hộ gia đình và người nghèo được đầu tư đúng với đề xuất hỗ trợ của mình đồng thời giám sát quá trình thu hồi nợ.
- Về hệ thống tín dụng và chính sách lãi suất của các ngân hàng hoạt động trên địa bàn nông thôn của tỉnh Thái Nguyên cần có điều chỉnh kịp thời về các thủ tục hành chính phải đơn giản, sát với nhu cầu thực tế của thị trường là nhu cầu của các hộ, gia đình, cá nhân thì nhiều nhưng từng khoản vay thì có giá trị thấp nhưng địi thủ tục phải nhanh mặc dù có thể chấp nhận lãi suất cao. Trong thực tế thì các tổ chức tín dụng cá nhân, thực chất là cho vay nặng lãi nhưng lại thường được người nơng dân chấp nhận vì thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn.
Tín dụng khơng chính thức thường là những khoản vay nóng nhằm mục đích nhằm phát triển mục đích kinh doanh, mua giống, vật tư phân bón..., phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Tuy vậy một khoản vay nóng khơng nhỏ là vay cho việc chi tiêu đột xuất phục vụ cho sinh hoạt tiêu dùng như: học phí, xây nhà , trả nợ…, đây là những khoản vay bắt buộc phát sinh và thực tế là không thể vay từ ngân hàng được.
Cần phát triển, mở rộng nhiều kênh cho vay thơng qua nhiều hình thức trung gian tài chính như các Hội cựu chiến binh, phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ chức Hiệp hội nghề nghiệp, tổ tín dụng thơn bản,...nhằm mục đích gắn quyền lợi và trách nhiệm của người dân với việc thực thi các ưu đãi của Nhà nước.
- Về sử dụng nguồn vốn ODA cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp và nơng thơn mang tính dài hạn cần làm rõ cơ chế đóng góp của phía nhà đầu tư nước ngồi và phần vốn đối ứng của địa phương để các nhà đầu tư có thể n tâm đầu tư vào nơng nghiệp và nông thôn là lĩnh vực đầu tư rủi ro cao. Định hướng và giải pháp nhằm quản lý về nguồn vốn ngân sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp và nông thôn trong giai đoạn phát triển tới cần hướng tới giảm gánh nặng chi ngân sách nhà nước mà hướng tới việc thực hiện xã hội hố về cơng tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế tham gia đặc biệt là các nhà đầu tư tư nhân, nhằm huy động tối đa các nguồn lực còn dư thừa trong xã hội.