Cơ cấu vốn NSNN ĐTPT CSHT nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)

NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2008-

3.2.2. Cơ cấu vốn NSNN ĐTPT CSHT nông nghiệp ở tỉnh Thái Nguyên

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu vốn ĐTPT từ NSNN ở tỉnh Thái Nguyên (2008 - 2012)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (2012) [8])

Ngân sách đầu tư ngân phát triển CSHT nông lâm nghiệp thời kỳ 2008-2012 là 530,9 tỷ đồng. Đầu tư cơ sở hạ tầng của 3 ngành nông lâm nghiệp và thuỷ lợi là 456,5 tỷ đồng, chiếm 86%. Đầu tư cho xây dựng CSHT phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp là 23,5 tỷ đồng, chiếm 4%. Trong đầu tư cho nông, lâm nghiệp và thuỷ lợi, đầu tư cho thuỷ lợi là 314 tỷ đồng chiếm 59% tổng vốn đầu tư ( xem biểu đồ 3.1) .

Như vậy, đầu tư cho phát triển CSHT nông nghiệp từ nguồn vốn NSNN của tỉnh chủ yếu tập trung vào thuỷ lợi. Việc tập trung đầu tư cho thuỷ lợi là phù hợp với điều kiện sản xuất lúa nước của nông nghiệp Việt Nam, vốn chịu ảnh hưởng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, trong điều kiện nguồn vốn có hạn việc đầu tư quá

tập trung vào thuỷ lợi đã dẫn đến sự phát triển không đều của hệ thống CSHT phục vụ nông nghiệp, nhất là hệ thống giao thông và các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp khác. Thực trạng đầu tư trên mới chỉ tạo được điều kiện cần cho sản xuất nông lâm nghiệp, chưa đủ sức tạo ra đột phá mới về năng suất, chất lượng sản phẩm.

Trong xu hướng hiện nay, khoa học, cơng nghệ và con người là chìa khố để tạo ra những nhân tố mới về hiệu quả và nâng cao sức cạnh tranh đối với sản phẩm. Với cơ cấu đầu tư như hiện nay, khoa học phát triển chậm, sẽ không phát huy được hiệu quả đối với đầu tư phát triển CSHT phục vụ trực tiếp cho sản xuất nông lâm nghiệp. Trong giai đoạn phát triển tới, ngoài việc đầu tư phát triển CSHT phục vụ tưới tiêu, cần ưu tiên nâng cao hơn nữa tỷ lệ đầu tư phát triển CSHT cho nghiên cứu khoa học, đào tạo nguồn nhân lực, chuyển giao công nghệ, hệ thống cơ sở bảo vệ thực vật, thú y nhằm che chắn, bảo vệ thành quả sản xuất, hạ tầng cho phát triển thị trường để ngành sản xuất nơng lâm nghiệp có đủ sức hội nhập vào nền kinh tế thị trường của thế giới.

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w