- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)
NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2008-
3.3.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Tuy ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp đạt được những kết quả trên, nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại và đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Cụ thể:
- Một là, nhu cầu đầu tư cho nông lâm nghiệp về cơ sở hạ tầng là rất lớn, nguồn vốn huy động từ nội lực nông lâm nghiệp có những hạn chế. Nguồn vốn từ ngân sách cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng lâm nghiệp có
vai trị hết sức quan trọng. Tuy nhiên, đầu tư từ nguồn ngân sách còn hạn chế. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho sản xuất nông lâm nghiệp mới chỉ đáp ứng khoảng trên 65% nhu cầu kế hoạch đặt ra, những tác động tiêu cực do điều kiện thời tiết, khí hậu gây ra vì thế khơng được ngăn chặn kịp thời, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất.
- Hai là, vẫn cịn những thiên lệch trong đầu tư các cơng trình ơ sở hạ tầng trong các ngành nông lâm nghiệp và trong các vùng sinh thái. Việc quá tập trung cho thuỷ lợi và trong thuỷ lợi lại tập trung vào cây lúa dẫn đến các cây trồng khác chưa được chú trọng đúng mức, nhất là các cây công nghiệp và cây ăn quả. Tình trạng trên đã dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất những cây trồng khác. Trong đầu tư cho lâm nghiệp, đầu tư cơ sở hạ tầng lâm nghiệp (lâm sinh) chưa được chú ý đầu tư xứng đáng, chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn đầu tư trồng rừng (khoảng 3 đến 5%).
- Ba là, phân bổ vốn đầu tư luôn phải dàn trải, tiến độ dự án kéo dài..., đi kèm theo đó là việc đồng vốn đầu tư sẽ không phát huy được hiệu quả theo như dự kiến gây lãng phí cho ngân sách nhà nước.
- Bốn là, các cơng trình đầu tư từ ngân sách nhà nước luôn được đánh giá là nơi đầu tư kém hiệu quả nhất, lãng phí đầu tư nhất. Nguyên nhân chính là do việc người sử dụng vận hành cơng trình khơng được tham gia vào q trình chuẩn bị và thẩm định dự án từ đầu, vì thế chưa thật sự gắn kết quyền lợi và trách nhiệm của nhà đầu tư với chủ sở hữu cơng trình. Giá trị sản lượng nơng nghiệp có tăng nhưng chỉ là tăng về mặt số lượng, về chất lượng sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu cao của thị trường nội địa và xuất khẩu. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển sản xuất và dịch vụ nông nghiệp chưa thật sự bền vững, cân bằng môi trường bị phá huỷ, thiên tai dịch bệnh luôn xảy ra, luôn bị động trong việc đối phó phịng chống mà vẫn chưa có giải pháp thích hợp nào để hạn chế, khắc phục.
- Năm là, công tác quản lý nh nước trong đầu tư nói chung và trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói riêng cịn rất nhiều sở hở, chưa thống nhất. Việc phân cấp quản lý, giao quyền và chịu trách nhiệm làm chưa triệt để, chủ đầu tư chủ yếu chỉ tập trung vào chạy vốn, chạy cơng trình/dự án cịn
đầu tư có đúng mục tiêu, định hướng phát triển khơng thì hầu như khơng được quan tâm. Dẫn đến việc không kiểm tra, giám sát kịp thời để điều chỉnh và định hướng lại các hoạt động đầu tư theo đúng mục tiêu phát triển, gây thất thốt và chồng chéo làm lãng phí nguồn vốn đầu tư.
- Sáu là, việc giám sát đánh giá hiệu quả các cơng trình đầu tư chưa thực sự được triển khai. Chưa có phương pháp, nhất là bộ chỉ số đánh giá phù hợp với từng loại cơng trình kết cấu hạ tầng. Vì vậy, hiệu quả của đầu tư chưa được xác định một cách khoa học. Tình trạng trên đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả của đầu tư.
CHƯƠNG 4: