Điều kiện kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)

NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2008-

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hộ

Theo Niên giám thống kê 2012, dân số tỉnh Thái Nguyên là 1.141.300 người, trong đó nam chiếm 49,4% và nữ chiếm 50,6%, tỉ số giới tính nam/nữ là 97,6/100. Tổng dân số đô thị chiếm 25,95% và tổng dân cư nông thôn chiếm 74,05%. Số con trên mỗi phụ nữ là 1,9 và tỉ lệ tăng dân số là 0,53% bằng một nửa số với tỉ lệ tăng của cả nước là 1,05%.

Theo kết quả của cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, quy mơ hộ gia đình tại tỉnh Thái Nguyên là 3,4 người/hộ. Tỉ số già hóa là 39,5% và tỉ số phụ thuộc là 42,2%. Tuổi kết hơn trung bình lần đầu của cư dân Thái Nguyên là 24 tuổi, trong đó nam là 25,7 tuổi và nữ là 22,3 tuổi, thấp hơn trung bình cả nước với các số liệu tương ứng là 24,5 tuổi, 26,2 tuổi và 22,8 tuổi. Tỷ lệ xuất cư là 30,2% còn tỷ lệ nhập cư là 39,6%. Tỉ lệ biết chữ đạt 96,5%, cao hơn mức trung bình cả nước là 93,5%. Diện tích nhà ở bình qn của Thái Ngun là 20,1m²/người, trong đó nhà ở kiên cố đạt 61,7%, nhà ở bán kiên cố đạt 25,6%, nhà ở thiếu kiên cố đạt 4,5% và nhà ở đơn sơ đạt 8,2%. 93,7% nhà ở tại Thái Nguyên là nhà riêng. (Tổng Cục Thống, 2012).

Cũng như tồn quốc, Thái Ngun có một dân số trẻ với nhóm tuổi lao động từ 15 đến 60 là 779.261 người, chiếm 69,38% tổng dân số. Nhóm tuổi dưới 15 có 249.001 người, chiếm 22,17% tổng dân số cịn nhóm người trên 60 tuổi có 94.854 người, tức chiếm 8,45% (Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009).

Dân cư Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư rất thưa thớt, trong khi đó ở thành thị và đồng bằng dân cư lại dày đặc. Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/km², cao nhất là thành phố Thái Nguyên với mật độ 1.260 người/km². Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, trong 10 năm (1999-2009) dân số tỉnh tăng bình quân 0,7%/năm, thấp hơn mức bình quân của cả nước là 1,2% do có nhiều người di chuyển đi các tỉnh khác, trong đó ba huyện Định Hóa, Đại Từ và Phú Bình có tăng trưởng dân số âm (Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009).

Trên địa bàn tỉnh hiện có 46 dân tộc trên tổng số 54 dân tộc tại Việt Nam sinh sống, trong đó 8 dân tộc đơng dân nhất là: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Cháy, Dao, H’mơng, Hoa (xem bảng 3.1).

Bảng 3.1. Các Dân tộc chủ yếu của tỉnh Thái Nguyên

Dân tộc Dân số (người) Tỉ lệ so với tổng dân số (%)

Kinh 821.083 73,1% Tày 123.197 11% Nùng 63.816 5,7% Sán Dìu 44.134 3,9% Sán Ch á y 32.483 2,9% Dao 25.360 2,3% H’ m ông 7.230 0,6% Hoa 2.064 0,18%

(Nguồn: Tổng điều tra dân số và nhà ở, 2009)

Kinh tế tỉnh Thái Nguyên đang dần chuyển sang CNH, HĐH, tỷ trọng nơng nghiệp đang giảm dần.

Tỉnh Thái Ngun có tổ hợp Gang Thép được thành lập năm 1959, là nơi đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất gang, phôi thép và cán thép. Khu công nghiệp (KCN) đầu tiên của Thái Nguyên là Khu cơng nghiệp Sơng Cơng và hiện tỉnh đã được

chính phủ chấp thuận để hình thành 6 khu cơng nghiệp là KCN Sông Công I (220 ha); KCN Sông Công II (250 ha) thuộc thị xã Sông Công; KCN Nam Phổ Yên (200 ha), KCN Tây Phổ Yên (200ha) thuộc huyện Phổ Yên; KCN Điềm Thuỵ (350 ha) thuộc huyện Phú Bình và KCN Quyết Thắng (200 ha) thuộc thành phố Thái Nguyên, đều tập trung ở khu vực trung-nam của tỉnh. Ngoài ra, tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch một số cụm công nghiệp tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm cơng nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất cơng nghiệp là 407,6 ha.

Tính đến năm 2012, tỉnh Thái Ngun có tổng cộng 135 chợ, trong đó có 99 chợ nơng thơn. Tổng diện tích sử dụng cho mạng lưới chợ của tỉnh Thái Ngun là 476.295 m², trong đó diện tích chợ được xây dựng kiên cố là 108.559 m², chiếm 17,5%. Tỉnh Thái Nguyên cũng quy hoạch xây mới 5 chợ tại các xã Thuận Thành (Phổ Yên), Phú Thượng (Võ Nhai), Yên Ninh (Phú Lương), Yên Lãng (Đại Từ và Thanh Ninh (Phú Bình) thành các chợ đầu mối nơng sản, tương ứng với 5 cửa ngõ của tỉnh tiếp giáp với Hà Nội, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang và Bắc Giang [8].

Tỉnh Thái Ngun có tài ngun khống sản phong phú về chủng loại, là một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khống. Tỉnh Thái Ngun có trữ lượng than lớn thứ hai trong cả nước, than mỡ trữ lượng trên 15 triệu tấn, than đá trữ lượng khoảng 90 triệu tấn; kim loại màu có thiếc, chì, kẽm, vonfram, vàng, đồng, niken, thuỷ ngân… Khoáng sản vật liệu xây dựng cũng là tiềm năng nguyên liệu rất lớn để sản xuất xi măng, sản xuất đá ốp lát các loại và sản xuất vật liệu xây dựng. Riêng mỏ Núi Pháo trên địa bàn các xã phía đơng của huyện Đại Từ được các cơ quan chuyên mơn đánh giá có trữ lượng Vonfram khoảng 21 triệu tấn, lớn thứ 2 trên thế giới sau một mỏ tại Trung Quốc, ngồi ra mỏ cịn có trữ lượng Flo lớn nhất thế giới khoảng 19,2 triệu tấn, và trữ lượng đáng kể bismuth, đồng, vàng và một số kim loại khác [20].

Trong giai đoạn 2009-2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình khoảng 11% mỗi năm, trong khi giai đoạn 2001-2009 trước đó là 9,04% mỗi năm. Trong thời kỳ 2009-2012, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản là 4,14% mỗi năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. Năm 2011, cơ cấu kinh tế của Thái

Ngun có tỉ lệ cơng nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; dịch vụ chiếm 36,95%, nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,28%. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2011 dự ước đạt 22,3 triệu đồng/người, tương đương khoảng 1062 USD/người và tỉ lệ hộ nghèo giảm 2,1% so với năm 2010 [20].

Thu nhập hàng tháng của lao động trong khu vực nhà nước do tỉnh Thái Nguyên quản lí theo kết quả sơ bộ năm 2009 - 2010 là 2,6 triệu đồng, thấp hơn mức trung bình cả nước cùng thời điểm là 2,9 triệu đồng và của khu vực trung du miền núi phía bắc là 2,98 triệu đồng [7].

Tỉnh Thái Nguyên hiện có 3 tuyến quốc lộ đi qua là Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Quốc lộ 37. Thái Nguyên cũng có một số tỉnh lộ, trong đó nổi bật là như tỉnh lộ 261 kết nối hai huyện Đại Từ và Phổ Yên, tỉnh lộ 260 kết nối phía tây thành phố Thái Nguyên và huyện Đại Từ, tỉnh lộ 264 kết nối hai huyện Định Hóa và Đại Từ, tỉnh lộ 254 kết nối huyện Định Hóa với Quốc lộ 3. Ngồi ra cịn có các tỉnh lộ 242, 259, 262.

Tồn tỉnh Thái Ngun có 3.422,7 km đường bộ. Trong đó đường do Trung ương quản lý dài 80,1 km, chiếm 2,34%; đường do tỉnh quản lý dài 271 km, chiếm 7,91%; đường do huyện quản lý dài 759,6 km, chiếm 22,19%; đường do xã quản lý dài 2.312 km, chiếm 67,54%. Về chất lượng, đường cấp phối, đường đá dăm là 350,5 km, chiếm 10%; đường nhựa và bê tông nhựa là 379,7 km, chiếm 11%; đường đất là 2.692,7 km, chiếm 79%. Hiện nay, 100% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có đường ơ tơ đến trung tâm.

Về đường sắt, tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều hay còn gọi là tuyến đường sắt Hà Thái; tuyến đường sắt Quan Triều - Núi Hồng dài 33,5 km chỉ sử dụng để chuyên chở khoáng sản. Do là tỉnh trung du nên giao thông đường sông của tỉnh chủ yếu chỉ phát triển ở sông Cầu và sông Công đoạn cuối nguồn thuộc tỉnh

Về giáo dục, tỉnh Thái Nguyên là một trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn thứ 3 sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên địa bàn tỉnh hiện có Đại học Thái Nguyên, đây là một trường đại học cấp Vùng của khu vực trung du, miền núi phía bắc và được thành lập vào năm 1994, đại học bao gồm nhiều đơn vị thành viên. Ngoài ra, Trường Đại học Việt Bắc, một trường đại học tư thục cũng đã được thành lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào tháng 8 năm 2011.

Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng có 10 trường cao đẳng khác như: Cao đẳng kinh tế - tài chính Thái Nguyên, Cao đẳng thương mại - du lịch Thái Nguyên, Cao đẳng công nghiệp Thái Nguyên, Cao đẳng Y tế Thái Nguyên,

Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên, Trường Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Trường Cao đẳng cơ khí luyện kim, Cao đẳng văn hóa nghệ thuật Việt Bắc, Cao đẳng cơng nghiệp Việt-Đức, Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Công nghiệp cùng nhiều cơ sở giáo dục bậc cao đẳng nghề và trung cấp khác.

Năm 2012, Thái Ngun có 442 trường phổ thơng, trong đó có 227 trường tiểu học, 182 trường trung học cơ sở, 33 trường trung học phổ thông. Số học sinh phổ thơng là 184.505 người với 6243 phịng học. Số giáo viên giảng dậy tại bậc phổ thông là 10748 người [8].

Theo thống kê năm 2012, tỉnh Thái Nguyên có 1 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế là Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, cùng với 15 bệnh viện trực thuộc sở y tế tỉnh, 15 phòng khám khu vực và 185 trạm y tế [7]. Tổng số giường bệnh do Bộ y tế quản lí là 800 giường, Sở Y tế tỉnh quản lí là 3300 giường trong đó 2120 giường tại các bệnh viện [7]. Cũng trong năm 2010, Bộ Y tế quản lý 856 cán bộ của Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên - trong đó có 10 PGS-TS, 18 tiến sĩ, 14 bác sĩ chuyên khoa II, 61 thạc sĩ, 40 bác sĩ và dược sĩ chuyên khoa I; Sở y tế tỉnh Thái Nguyên quản lí 771 bác sĩ, 564 y sĩ, 1392 y tá và 207 nữ hộ sinh (Tổng cục Thống kê, 2011). Sở y tế tỉnh Thái Nguyên cũng có 55 dược sĩ cao cấp, 223 dược sĩ trung cấp và 72 dược tá (Tổng cục Thống kê, 2011). Ngoài hệ thống bệnh viện huyện và trung tâm y tế các huyện, cịn có nhiều các bệnh viện và trung tâm y tế khác trên địa bàn.

Từ các đặc điểm KT - XH của tỉnh Thái Nguyên, có thể thấy rằng tỉnh có những tiềm năng và điều phát triển kinh tế rất lớn đối với cả công nghiệp lẫn nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh rất thuận lợi cho việc xây dựng một hệ thống CSHT vững mạnh nhằm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w