nghiệp cho Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên
Như vậy, từ những vấn đề trên của ba nền kinh tế nơng nghiệp có quy mơ tương đối lớn trên thế giới và riêng khu vực Châu á, là những nước có xuất phát điểm phát triển nền KT - XH từ việc phát triển sản xuất nơng nghiệp và kinh tế nơng thơn, có nhiều bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên để tìm hướng đi đúng trong việc phát triển nơng nghiệp nói chung và trong ĐTPT CSHT từ nguồn vốn NSNN phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh Thái Nguyên
và Việt Nam, tạo được những đột phá trong nâng cao năng suất, chất lượng sản xuất và dịch vụ nông nghiệp của Tỉnh, nhất là trong giai đoạn phát triển mới, đủ sức cạnh tranh và hội nhập vào nền kinh tế thị trường hàng hoá chất lượng cao trong nước, của khu vực và trên thế giới.
Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên đã trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, từ một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mặc dù cịn nhiều khó khăn, phức tạp trong việc phát triển kinh tế theo con đường mới, nhưng về cơ bản nền kinh tế - xã hội nước ta đã có thay đổi cơ bản và tương đối toàn diện để chuyển sang nền kinh tế thị trường. Kinh tế thoát ra khỏi khủng khoảng, sự nghiệp CNH, HĐH phát triển kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Việc phát triển kinh tế nhiều thành phần, đa dạng hố các hình thức sở hữu đã góp phần khai thác, huy động được nhiều nguồn vốn, nhờ đó mà có thể tăng nhanh nguồn vốn đầu tư cho phát triển CSHT kinh tế - xã hội, đặc biệt là CSHT kỹ thuật. Do được tăng cường đầu tư phát triển CSHT nên năng lực sản xuất của các ngành tăng lên. Đầu tư phát triển CSHT kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như giao thông, điện, thuỷ lợi, thông tin liên lạc đã phát huy, khai thác được những tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên ở những vùng sâu vùng xa, góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao được đời sống của người dân ở vùng này.
Ngành nông nghiệp tiếp tục phát triển nhanh và tương đối toàn diện, chuyển sang sản xuất hàng hoá lớn, một số sản phẩm chủ yếu đã có thị phần trên thị trường thế giới về xuất khẩu nông sản nh- lúa gạo, cao su, cà phê, chè, hạt tiêu, điều... Sản xuất lương thực tăng bình qn 4,5 đến 5%. Ngành chăn ni tăng trưởng với tốc độ bình quân là 6,3%/năm, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng trong nước về thịt, trứng, sữa... Việc đầu tư phát triển CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp như giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, nước..., được chú trọng tăng vốn đầu tư cho hàng trăm cơng trình, hệ thống kênh mương nội đồng. Lĩnh vực thuỷ lợi được ưu tiên phát triển mạnh, CSHT nông thôn được cải thiện hơn trước nhờ vốn NSNN đầu tư lớn, kết hợp với các nguồn vốn khác. Tới nay đã có 99% số xã có đường ơ tơ tới trung tâm xã, 90 % số xã đã có điện, 62% dân số có nước sinh hoạt để dùng, 99% số xã có
trạm y tế, 100% xã được phủ sóng truyền hình.
Tuy vậy, trong sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn bộc lộ nhiều yếu kém: trước hết về cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu, nghèo nàn chưa đủ điều kiện để tạo động lực thúc đẩy quan hệ sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn với công nghiệp chế biến, thị trường.
Việc nghiên cứu chuyển giao khoa học cơng nghệ cịn chậm. Một số lĩnh vực ch-a có đột phá cơng nghệ để tăng nhanh năng suất. Một số lĩnh vực đã có cơng nghệ mới nhưng chuyển giao chậm. Năng suất, chất lượng nhiều loại nơng sản cịn thấp, khả năng cạnh tranh yếu như: mía đường, nhiều loại rau quả, sản phẩm chăn nuôi...
Đầu tư phát triển CSHT trong nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Phát triển cơ sở hạ tầng ở nhiều vùng nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế (trong đó có tỉnh Thái Nguyên), nâng cao đời sống của người dân, nhất là ở các vùng miền núi (đặc biệt là giao thông, thủy lợi, thông tin liên lạc).
Đầu tư CSHT bao hàm ý nghĩa rất rộng, là nền tảng cho phát triển KT - XH của một quốc gia. CSHT yếu kém thì chất lượng sản xuất kinh doanh thấp, dẫn tới chất lượng đời sống về vật chất, văn hoá tinh thần của người dân thấp. Mặt khác, cơ sở hạ tầng yếu kém tự nó phản ánh nền KT - XH chậm phát triển, nghèo nàn lạc hậu, thu nhập quốc dân không đủ để tái sản xuất mở rộng. Một nước đang phát triển dựa trên phát triển kinh tế nông nghiệp như Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên muốn phát triển nhanh, bền vững cần phải biết lựa chọn mục tiêu ưu tiên, nhất thiết cần tập trung đầu tư phát triển CSHT, trong đó cần ưu tiên trung đổi mới đầu tư phát triển CSHT cho sản xuất nông nghiệp. Các nghiên cứu tổng kết các kinh nghiệm thực tiễn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở Việt Nam, trong đó có tỉnh Thái nguyên đã chỉ ra rằng:
- Việt Nam chưa nhận thức đầy đủ về vai trò quan trọng đặc biệt của ĐTPT CSHT trong sản xuất nông nghiệp là động lực nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm hàng hố nơng lâm sản làm nền tảng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế xã hội, là một trong những nhân tố quan trọng xoá bỏ sự chênh lệch trong quá trình phát triển, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân đang sống ở vùng nông thôn.
- Cần xác định công tác ĐTPT CSHT cho sản xuất nông nghiệp là mục tiêu ưu tiên hàng đầu trong giai đoạn CNH, HĐH và thực hiện xây dựng nông thôn mới; tạo đã cho sự phát triển KT - XH. Điều này phù hợp với Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên đang trong giai đoạn phát triển ban đầu phải dựa vào phát triển kinh tế nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển CNH, HĐH theo hướng phát huy thế mạnh và lợi thế so sánh của địa phương.
- Lĩnh vực ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nơng nghiệp và nơng thơn địi hỏi nguồn vốn lớn, rủi ro cao do sản xuất nông nghiệp và nông thôn Việt Nam phụ thuộc nhiều vào thời tiết, thiên tai bão lũ thất thường, dịch bệnh... Các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng trong nơng nghiệp khơng cịn là lĩnh vực riêng của Nhà nước mà đã có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, tổ chức xã hội trong và ngồi nước.
- Cần có những nghiên cứu tìm những giải pháp, chính sách phù hợp để huy động các nguồn lực của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam và tỉnh Thái Nguyên. Thực hiện chính sách dành phần lớn nguồn vốn NSNN để hỗ trợ đầu tư CSHT ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa; tập trung vào cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, điện nước,...tạo được môi trường đầu tư thuận lợi hơn để thu hút các nguồn vốn khác cho nông nghiệp.
CHƯƠNG 2