Đổi mới các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả đầu tư của các

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)

TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM

4.2.4. Đổi mới các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả đầu tư của các

Chương trình/dự án

Tình trạng của cả nước hiện nay nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng là các Bộ, Ngành đều nắm giữ Chương trình, dự án đầu tu phát triển lớn của Nhà nước, trong đó có đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn mỗi năm trung bình trên hàng nghìn tỷ đồng. Một phần nữa thì địa phương đều trơng chờ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cấp thơn, xã qua các Chương trình mục tiêu quốc gia của chính phủ như chương trình xố đói giảm nghèo, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, chương trình giải quyết việc làm, cơng nghệ sinh học, định canh định cu, chương trình nước sạch và vệ sinh mơi trường nơng thơn, chương trình xây dựng nơng thơn mới...

Trong khi đó, mỗi Chương trình lại có một đặc thù riêng. Ngoài phần đầu tư cho phát triển, nội dung chun mơn chính của từng Chương trình cũng đều dành một phần kinh phí để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhu hệ thống giao thông liên xã, liên thôn bản, trang thiết bị cho sản xuất, hạ tầng nhà ở, điện nước cho các hộ gia đình… Việc đầu tu phát triển này đều không tuân theo một quy hoạch, một hệ thống định mức, giám sát, văn bản chế độ chính sách thống nhất nào. Nó phụ thuộc chủ yếu vào từng nội dung, mục tiêu phát triển của từng Bộ, từng ngành khác nhau, khơng có một cơ quan quản lý đầu mối chung.

Hậu quả là các chương trình được trình duyệt theo cơ quan quản lý ngành dọc, được thực hiện theo quy định chung của từng Bộ, ngành. Các Chương trình đầu tư phát triển của nhà nước hàng năm tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng theo các kênh đầu tư song song tồn tại phát triển, kết quả của từng Chương trình, dự án được đánh

giá và giám sát hiệu quả đầu tư lại theo các kênh dẫn song song dội ngược lại cơ quan chịu trách nhiệm quản lý nhà nước của từng Bộ, ngành riêng lẻ, khơng có một cơ quan đầu mối để khâu nối các dịng thơng tin, để đánh giá, giám sát hiệu quả đầu tư phát triển này. Dẫn đến việc kiểm sốt và lồng ghép các Chương trình/dự án trên cùng một địa bàn, đầu tư dàn trải, trùng lắp, thiếu trọng tâm, có cơng trình đầu tư thiếu vốn kéo dài trong khi đó có Chương trình, dự án bên cạnh lại thừa vốn, có cơng trình đầu tư song do thiếu kinh phí nên phải ép hồn thiện, bàn giao đi vào sử dụng không phát huy hết hiệu quả đầu tư.

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn sẽ tạo động lực cho phát triển của cả nền kinh tế - xã hội, giúp khai thác mọi tiềm năng, lợi thế so sánh của tỉnh về điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, văn hố - xã hội. Tạo nên mối giao lưu buôn bán, thông tin thị trường thông thương không chỉ giúp cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa phát triển kinh tế mà còn phát triển văn hố xã hội góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân nông thôn tiến kịp với sự phát triển của nền kinh tế - văn hoá - xã hội với người dân thành thị. Vì vậy, đổi mới các hoạt động giám sát, kiểm tra đánh giá kết quả dự án là việc làm cần thiết và cấp bách. Các đổi mới tập trung vào các vấn đề sau:

- Một là, đổi mới về tổ chức các hoạt động kiểm tra giám sát. Hoạt động kiểm tra giám sát nên do 2 tổ chức thực hiện chủ yếu. Đó là các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức giám sát tư vấn độc lập (đối với các cơng trình lớn) hoặc các bộ phận giám sát thi cơng, các nhà kỹ thuật (đối với các cơng trình nhỏ).

Đối với chức năng kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước: Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn tỉnh Thái Ngun cần có cơ quan giám sát mang tính thống nhất từ tỉnh đến các địa phương. Cần tổ chức thành lập đơn vị kiểm tra, giám sát độc lập với các nhà thi cơng, thậm chí th nhà tư vấn giám sát quốc tế với các cơng trình lớn và các nhà thầu khơng thắng thầu tư vấn chính cơng trình đó.

- Hai là, cần xây dựng quy chế giám sát và trách nhiệm cụ thể trong giám sát, nhất là hoạt động giám sát thi cơng các cơng trình cơ sở hạ tầng. Có chính sách khen thưởng và kỷ luật nghiêm với các hoạt động thi công vi phạm. Nâng cao hiệu lực của

các kết luận và có biện pháp khắc phục kịp thời sau khi có kết luận của các bộ phận kiểm tra, giám sát. Nhất là các kết luận của bộ phận kỹ thuật giám sát thi cơng.

- Ba là , cần phát huy vai trị của sự kiểm tra giám sát của cộng đồng và người dân đối với việc xây dựng các cơ sở hạ tầng nông nghiệp. Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong việc giám sát xây dựng các cơng trình thuộc hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, nhất là các cơng trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi xây dựng và quản lý của cấp thơn, xã , huyện. Những nơi có thể phát huy rất cao vai trò giám sát của người dân.

- Bốn là, cần đổi mới việc giám sát, đánh giá hiệu quả các cơng trình đầu tư. Trong đánh giá, cần xác định bộ chỉ số đánh giá trên cơ sở khảo sát các đánh giá của các tỉnh có những thành tựu trong xây dựng các cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nơng nghiệp nói riêng. Đây là việc làm cần thiết và có những nội dung hết sức phức tạp. Vì vậy, luận văn sẽ trình bày thành một phần riêng.

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w