Quy mô và cơ cấu vốn ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)

- Đất đai trong nông nghiệp (M5) Môi trường hợp lý (E)

NƯỚC Ở TỈNH THÁI NGUYÊN, GIAI ĐOẠN 2008-

3.2.1. Quy mô và cơ cấu vốn ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp

Quy mô ĐTPT CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ không lớn, nếu xem xét trong tổng vốn đầu tư phát triển của toàn tỉnh Thái Nguyên chiếm khoảng 20% và yêu cầu phát triển của ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (xem bảng 3.2).

- Tổng vốn đầu tư phát triển toàn Tỉnh giai đoạn 2008 - 2012 là 9.469,3 tỷ đồng. Trong tổng vốn đầu tư phát triển tồn tỉnh Thái Ngun, vốn đầu tư cho

ngành nơng lâm nghiệp và thuỷ sản gia đoạn 2008 - 2012 là 1.891 tỷ đồng, chiếm 20% so với tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh.

- Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp của tỉnh thời kỳ 2008 - 2012 là trên 530,9 tỷ đồng, chiếm 28,1% tổng vốn đầu tư của tồn tỉnh cho phát triển hạ tầng nơng nghiệp. Con số này chỉ bằng 5,6% tổng vốn đầu tư phát triển toàn tỉnh trong cùng kỳ.

- Với 80% vốn đầu tư từ NSNN cho phát triển CSHT nông nghiệp dành cho xây dựng CSHT vật chất và trang thiết bị kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ lợi (456,5 tỷ đồng), còn lại khoảng trên 74,4 tỷ đồng (chiếm 20%) được đầu tư cho các Chương trình/dự án khác.

Bảng 3.2: Đầu tư phát triển CSHT nông lâm nghiệp và thuỷ lợi của tỉnh Thái Nguyên (2008-2012)

Nội dung Tổng 5năm

(tỷ đồng)

Cơ cấu trong đầu tư

phát triển toàn tỉnh (%)

A. Đầu tư phát triển tồn tỉnh 946.933 100

Trong đó: đầu tư phát triển cho Nông - Lâm

nghiệp, Thủy lợi 1.891,0 20,0

B. Đầu tư phát triển từ NSNN 1.019,2 10,8

- Trong đó: cho hạ tầng nơng nghiệp (I+II) 530,9 5.6

I. ĐTPT cho Nông -Lâm - Thuỷ sản 456,5 4,8

1. Nông nghiệp 73,5 0,8

2. Lâm nghiệp 45,5 0,5

3. Thủy lợi 314,0 3,3

4. Nghiên cứu khoa học kỹ thuật 23.5 0,2

II. ĐTPT khác 74,4 0,8

(Nguồn: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Thái Nguyên, [5,6,7,8])

Đây là nguồn vốn đầu tư phát triển CSHT thấp xa so với yêu cầu nhiệm vụ tỉnh giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn là phải đảm nhiệm với khoảng trên 75% dân số và với diện tích đất trên 80% cả tỉnh. Với lượng vốn này thì việc phân bổ nguồn đầu t- vẫn phải dàn trải, không tập trung được các nguồn lực để giải quyết đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng một cách triệt để ở những nơi cơ sở hạ tầng bị xuống cấp nghiêm trọng hoặc những vùng yếu về cơ cấu hạ tầng. Trong giai

đoạn phát triển tới việc ưu tiên phát triển CSHT phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế nơng thơn, cần có những lựa chọn lĩnh vực ưu tiên ĐTPT tạo được những đột phá về năng suất trong sản xuất nông lâm nghiệp tạo ra được sản phẩm nông lâm nghiệp năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao, thực hiện cân đối nguồn lực với những nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển ngành, mở rộng hình thức đa sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng của Nhà nước với nhiều thành phần kinh tế khác để họ có thể tự bỏ vốn vào đầu tư nâng cấp, vận hành và bảo dưỡng cơng trình phục vụ sản xuất kinh doanh phát triển thị trường hàng hố nơng lâm sản ngày càng đa dạng phong phú hơn.

Một phần của tài liệu Đổi mới đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở tỉnh thái nguyên (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w