Tăng cường công tác quản lý chi để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 78 - 83)

- Chi thu nhập tăng thêm 845.073 1.175.022 617

3.2.4. Tăng cường công tác quản lý chi để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

tài chính đồng thời thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Một yêu cầu căn bản đối với quản lý chi trong các Cục là phải có hiệu quả và tiết kiệm. Nguồn lực luôn có giới hạn nhưng như cầu sử dụng không có giới hạn. Hoạt động của các Cục thường diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng và phức tạp dẫn đến nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh chóng trong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn nên tiết kiệm đạt hiệu quả trong quản lý tài chính là vấn đề vô cùng quan trọng. Muốn vậy, các Cục phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp khác nhau, tuy nhiên trong thời gian tới các Cục tập trung vào một số giải pháp chính sau đây:

3.2.4.1 Tiếp tục hoàn thiện Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế quản lý tài sản và quy chế giám sát nội bộ

Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ

Tiếp tục hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở rà soát các nội dung, chế độ, định mức chi tiêu hiện hành để áp dụng cho đơn vị. Các nội dung cần xây dựng là: quy chế khoán một số khoản chi về văn phòng phẩm, thông tin liên lạc, công tác phí, điện nước, xăng xe đi lại trong đó đặc biệt chú ý đến hoàn thiện phương thức phân phối, sử dụng kinh phí hành chính tiết kiệm được, chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động phải bảo đảm nguyên tắc gắn với chất lượng và hiệu quả công việc; người nào, bộ phận nào có thành tích đóng góp để tiết kiệm chi, có hiệu suất công tác cao thì được trả thu nhập tăng thêm cao.

Đối với quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sử dụng kinh phí hành chính phải bổ sung tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ công chức để đưa ra những mức chi trả thu nhập tăng thêm cho phù hợp. Tuy nhiên, về công tác trả thu nhập tăng thêm chưa hợp lý: có sự phân biệt giữa cán bộ trong biên chế và nhân viên hợp đồng, phân phối thu nhập tăng thêm chưa thực sự gắn với kết quả lao động của từng người mà lại theo hệ số lương cấp bậc, chức vụ. Do đó những người công tác nhiều năm có hệ số lương cao lại hưởng thu nhập tăng thêm nhiều hơn. Đây là điều mà các Cục nên điều chỉnh. Muốn đạt được thì cần phải có kết quả hoạt động của từng cá nhân dựa trên tiêu chí rõ ràng và có đánh giá cụ thể trong nội bộ đơn vị. Công chức, viên chức phải có kế hoạch hoạt động hàng năm. Trên cơ sở đó xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng của cá nhân dựa vào việc so sánh giữa kết quả và kế hoạch. Bước đầu, có thể thay đổi việc trả thu nhập tăng thêm bằng việc đánh giá, xếp loại và mức chi trả như nhau ở với cán bộ trong biên chế và nhân viên hợp đồng.

Riêng đối với các Trung tâm thuộc các Cục , là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và tự bảo đảm một 100% kinh phí nên được quy định một số mức chi quản lý, chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn định mức các cơ quan có thẩm quyền ban hành. Do đó, các trung tâm thuộc các Cục nên rà soát, cân đối các khoản thu và cơ cấu các khoản chi để quy định mức chi cho phù hợp mà không nhất thiết phải áp dụng máy móc theo các văn bản hướng dẫn hiện hành. Là một đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thì nên được tự quyết định mức thu nhập trong năm nhưng tối đa không quá ba lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định, được thực hiện chi trả theo nguyên tắc: người nào có hiệu suất công tác cao, đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi được chi trả nhiều hơn.

Quy chế chi tiêu nội bộ phải được đưa ra họp bàn công khai trong toàn thể CBCNVC. Đây là biện pháp tốt nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể của CBCNVC trong việc kiểm tra, giám sát quá trình phân bổ, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí cũng như đánh giá được mức độ hoàn thành khoản kinh phí tiết kiệm được. Tuy nhiên việc đánh giá mức độ hoàn thành của từng CBCNVC và các mức chi thu nhập tăng thêm phải có ý kiến thống nhất với Cơ quan công đoàn trước khi Thủ trưởng cơ quan quyết định

Tăng cường công tác quản lý tài sản Nhà nước

Việc quản lý tài sản Nhà nước về cơ bản của các đơn vị tuân theo quy định về quản lý tài sản nhà nước do Nhà nước ban hành. Trên thực tế tài sản mua về được theo dõi trên sổ sách kế toán; bộ phận hành chính- quản trị theo dõi về số lượng; chất lượng được giao về từng tổ, phòng ban quản lý, bảo quản, giữ gìn tài sản đó. Khi có đề xuất yêu cầu mua mới, sửa chữa hay nâng cấp, từng bộ phận đề xuất được sự đồng ý của Thủ trưởng đơn vị.

Để tăng cường công tác quản lý tài sản cần phải thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu sau:

- Tài sản khi phát sinh mua mới thì phải hạch toán theo dõi trên sổ kế toán, đồng thời phải có giao nhận tài sản đến đối tượng sử dụng. Bộ phận kế toán và bộ phận được giao sử dụng có trách nhiệm quản lý, bảo quản, giữ gìn tài sản đó bảo đảm sử dụng tài sản được lâu bền.

- Đối với công tác lập dự toán: việc mua sắm và quản lý tài sản có những quy định riêng như: tài sản có giá trị lớn hơn 100 triệu đồng phải đấu thầu, dưới 100 triệu phải thành lập Hội đồng mua sắm tài sản; việc sửa chữa sủa chữa lớn tài sản cũng phải tuân theo quy định và được lập dự trù năm thực hiện cho năm kế hoạch. Việc lập dự toán cho mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ cần thiết phải căn cứ vào yêu cầu thực tế. Hiện nay, phần lớn kế toán các trường chủ yếu căn cứ vào số thực hiện từ năm trước và ước chi trong năm

nay. Sở dĩ có nguyên nhân vậy là khi lập dự toán, bản thân các tổ, phòng ban trong trường chưa phối hợp đầy đủ, nên không phản ánh được hết nhu cầu thực tế. chỉ khi thấy thiếu mới yêu cầu mua sắm, sửa chữa. Do đó, công tác lập dự toán nhiệm vụ chi này ở vào thế bị động. Các tổ, phòng, ban cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn để bộ phận kế toán lập dự trù chính xác, đáp ứng được yêu cầu của công tác giáo dục, đào tạo.

- Từng tổ, bộ phận, phòng, ban được giao sử dụng tài sản cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm quản lý tài sản được giao.

- Kiểm kê đánh giá lại tài sản cuối năm: cuối năm các đơn vị phải tổ chức kiểm kê, đánh giá lại tài sản.

3.3.4.2 Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sử dụng kinh phí hành chính cũng như đơn vị sự nghiệp có thu

Thực hiện giao kế hoạch theo chế độ hợp đồng hoặc giao kinh phí trong trung hạn dựa vào kết quả đầu ra theo mong đợi. Thực chất quản lý theo đầu ra và quản lý theo kết quả là thay vì phân bổ dự toán NSNN theo các yếu tố đầu vào và kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức chi phí trong chi tiêu NSNN do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành bằng việc phân bổ dự toán NSNN và kiểm soát chi tiêu NSNN theo đầu ra và kết quả.

Phòng Kế hoạch, Tài chính vừa thực hiện công tác quản lý tài chính kế toán đối với các nguồn kinh phí quản lý hành chính cho các Cục (với vai trò là đơn vị dự toán cấp 2) nhưng đồng thời cũng là đơn vị tham mưu cho Lãnh đạo các Cục thống nhất quản lý về tài chính, tài sản trong các Cục (giữa đơn vị dự toán cấp 2 và đơn vị dự toán cấp 3). Vì vậy, bộ phận phụ trách công tác tài chính của các Cục phải nhanh chóng nghiên cứu và xây dựng quy định hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện công việc được giao của từng cá nhân, từng phòng, đơn vị trực thuộc trong các Cục, trình các Cục trưởng quyết định. Tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ gồm có các chỉ tiêu sau:

- Tổ chức thực hiện công việc: Tiến độ thực hiện, quy trình xử lý, giải quyết công việc; mức độ hoàn thành, chất lượng và kết quả công việc đạt được;

- Công tác chấp hành các quy định của nhà nước về các lĩnh vực có liên quan đến công việc chuyên môn được giao; quy chế làm việc của cơ quan và các quy định, chế độ, định mức trong sử dụng kinh phí của từng cá nhân, phòng ban, đơn vị;

- Mức độ chấp hành chỉ đạo, sự phân công của cấp trên; công tác phối hợp với các đơn vị có liên quan trong xử lý, giải quyết công việc;

Hệ thống các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được ban hành, là căn cứ để các Cục và các đơn vị trực thuộc cụ thể hoá từng nội dung, tiêu chí đánh giá phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban. Thông qua công tác đánh giá sẽ cho phép xác định đúng đắn mức độ hoàn thành công việc của cán bộ gắn với việc sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện nhiệm vụ được giao, là căn cứ để xếp loại cuối năm (xuất sắc, khá, trung bình và kém) và chi trả thu nhập tăng thêm; bảo đảm cho các nguồn kinh phí được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đồng thời cũng đánh giá được những mặt tích cực, những tồn tại trong công tác quản lý tài chính của các Cục để từ đó xây dựng công tác quản lý tài chính phù hợp hơn.

3.3.4.3 Tăng cường và quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Quán triệt thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng kinh phí, tài sản nhà nước mọi lúc, mọi nơi, trong mọi khâu của quá trình sử dụng đến toàn thể CBCNVC trong các Cục.

Nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính; tăng cường sử dụng hệ thống điện tử công vụ trong cac hoạt động của cơ quan, tăng cường hình thức họp trực tuyến và xử lý các công việc liên quan.

Căn cứ chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước, cụ thể hoá và ban hành các quy định, chế độ thực hành tiết kiệm chống lãng phí trong các bộ phận phòng ban. Đây là cơ sở để Thủ trưởng đơn vị thực hiện điều hành, quản lý chi tiêu; là căn cứ để CBCNVC kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chế độ chi tiêu tài chính của cơ quan mình; là chuẩn mực để đo lường mức tiết kiệm, hiệu quả hoạt động và quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 78 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w