Giải pháp trực tiếp nhằm tăng nguồn thu.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 76 - 78)

- Chi thu nhập tăng thêm 845.073 1.175.022 617

3.2.3. Giải pháp trực tiếp nhằm tăng nguồn thu.

3.2.3.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ công

Nhân tố con người có ý nghĩa quan trọng và quyết định chất lượng dịch vụ công. Do đó để nâng cao chất lượng dịch vụ thì cần phải:

- Tuyên truyền tới toàn thể CBCNVC của các Cục về ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ công, về quan điểm về xã hội hoá các dịch vụ sự nghiệp công; tổ chức các Hội thảo bàn về nâng cao chất lượng dịch vụ công của đơn vị nhằm đi tới thống nhất chương trình hành động.

- Kích thích vật chất đối với những người có thành tích, sáng kiến mới để nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua tiền lương, tiền thưởng là chủ yếu, trả lương cho cán bộ, công chức phải tương xứng với nhiệm vụ, công vụ được giao nhưng phải bảo đảm nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ trong giải quyết công việc với các tổ chức và công dân.

Khi giải quyết công việc liên quan đến tổ chức, công dân phải công khai quy trình, thủ tục, thực hiện cải cách hành chính, áp dụng công tác “Một cửa”, bố trí cán bộ, công chức có năng lực trình độ chuyên môn để tiết kiệm thời giờ làm việc cho cơ quan, các đơn vị, tổ chức ngoài cơ quan và của công dân.

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả các đoàn cán bộ, công chức đi nghiên cứu khảo sát học tập ở trong và ngoài nước.

Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài cũng như các đoàn công tác xuống cơ sở một cách thiết thực, vì mục tiêu công việc là chính, xác định rõ mục đích, nội dung, nhiệm vụ, thành phần, đối tượng tham gia đoàn phù hợp trình độ, năng lực chuyên môn, kết thúc mỗi chuyến đi phải có báo cáo kết quả, đánh giá, rút kinh nghiệm cụ thể.

3.2.3.2.Đề xuất các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện các văn bản quy định công tác thu phí, lệ phí để tăng cường nguồn thu cho đơn vị

Mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực giống cây trồng thực hiện theo Quyết định số 11/2010/QĐ-BTC của Bộ Tài chính nhưng các mức thu trong Quyết định được xây dựng trên cơ sở tính toán các chi phí trực tiếp cho hoạt động dịch vụ đó mà chưa tính đến các chi phí hoạt động bộ máy; bảo dưỡng, sửa chữa máy móc; nâng cấp cơ sở vật chất; đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Mặt khác, các Cục là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực phân bón nên cũng phải thực hiện các nhiệm vụ như: giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phân bón; khảo kiểm nghiệm phân bón mới; người lấy mẫu; người kiểm định; công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón; cấp Giấy cho phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón chưa có trong danh mục; Giấy chứng nhận khảo nghiệm phân bón theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên các Cục chưa xây dựng và trình các cấp có thẩm quyền đề án thu phí, lệ phí đối với lĩnh vực này do đó mức thu về giám sát về chuyên môn nghiệp vụ của các tổ chức, cá nhân khảo kiểm nghiệm phân bón mới, người lấy mẫu, người kiểm định, công nhận phòng kiểm nghiệm phân bón thì thu theo mức giá do các Trung tâm thuộc các Cục quy định, nhưng cấp giấy cho phép sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón chưa có trong danh mục, giấy chứng nhận khảo nghiệm phân bón thì “miễn phí” hoàn toàn. Do vậy để tăng nguồn

thu thì các Cục phải nhanh chóng xây dựng Đề án thu phí, lệ phí trình các cấp có thẩm quyền ban hành quy định mức thu phí, lệ phí trong lĩnh vực phân bón và đề nghị sửa đổi Quyết định 11/2010/QĐ-BTC để có mức thu phí, lệ phí phù hợp hơn. Khi có được nguồn thu ổn định sẽ giúp cho việc giảm bớt gánh nặng đối với NSNN, tăng thu nhập cho CBCNVC trong các Cục.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w