Kết quả đã đạt được

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 65 - 68)

- Chi thu nhập tăng thêm 845.073 1.175.022 617

2.3.1Kết quả đã đạt được

Với mục tiêu là góp phần cải cách nền tài chính công, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để cải thiện đời sống người lao động, việc triển khai Nghị định 130/2005/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP tại các Cục đã có những thành công bước đầu.

Một là, công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm biên chế và kinh phí đã tạo được sự đồng thuận cao của cán bộ công nhân viên chức (CBCNVC) trong Cục. Các CBCNVC của các Cục đều nhận thức được rằng việc tự chủ tài chính gắn liền với yêu cầu trách nhiệm và hiệu quả công tác ngày càng cao. Vì vậy, đa số CBCNVC đều ra sức thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thực hành tiết kiệm, đóng góp vào sự phát triển chung của các Cục.

Hai là, nhờ được trao quyền về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và tài chính mà các Cục đã chủ động sắp xếp con người, mạnh dạn quyết định những công việc có lợi theo thứ tự ưu tiên trong khuôn khổ thẩm quyền và năng lực tài chính cho phép.

Các Trung tâm thuộc các Cục được giao quyền tự chủ trong sử dụng biên chế và kinh phí đã chủ động bố trí, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng

tinh gọn; chủ động khai thác các nguồn thu sự nghiệp, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình cung ứng dịch vụ; chủ động sử dụng các nguồn kinh phí theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, bảo đảm chi tiêu tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị xây dựng.

Ba là, Quy chế chi tiêu nội bộ của các Cục (bao gồm quy chế chi tiêu kinh phí khoán chi hành chính và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp) trước khi ban hành đều được tổ chức, thảo luận rộng rãi, dân chủ, công khai trong các Cục và có ý kiến thống nhất của tổ chức Công đoàn.

Quy chế chi tiêu nội bộ tập trung vào một số nội dung như: chế độ công tác phí, sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, xăng dầu, điện nước, mua sắm, nghiệp vụ chuyên môn, sửa chữa tài sản, chi trả thu nhập cho người lao động, trích lập và sử dụng các quỹ... với chi tiết ở nhiều cấp độ. Các hội nghị triển khai kế hoạch, sơ kết, tổng kết, hội nghị chỉ đạo sản xuất theo chỉ đạo của Bộ được thực hiện lồng ghép vừa đạt hiệu quả, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian...

Quy chế chi tiêu nội bộ đều phần nào đạt được mục đích đề ra, là căn cứ để các đơn vị chủ động sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, tạo quyền chủ động cho người lao động hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Quy chế chi tiêu nội bộ là căn cứ để Kế toán của các Cục theo dõi, thanh toán các khoản chi tiêu; KBNN, cơ quan tài chính, cơ quan thanh tra, kiểm toán thực hiện kiểm soát.

Bốn là, đối với đơn vị quản lý nhà nước, nhờ tiết kiệm kinh phí quản lý hành chính mà Cục có nguồn để chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công nhân viên.

Đối với đơn vị sự nghiệp, nhờ chủ động tự cân đối thu chi mà không những tạo thêm thu nhập cho người lao động mà còn trích lập đựơc các quỹ để tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới thiết bị cho đơn vị mình.

Năm là, công tác công khai dự toán được giao, quyết toán kinh phí sử dụng hàng năm đã đi vào nề nếp, tạo điều kiện để tất cả CBCNVC của các Cục tham gia vào quá trình sử dụng cũng như giám sát việc điều hành, sử dụng kinh phí của Thủ trưởng đơn vị, góp phần bảo đảm công bằng minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí.

Đạt được những kết quả trên là do:

- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và PTNT trong tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí cho đơn vị. Bên cạnh đó, Lãnh đạo các Cục và từng CBCNVC của các Cục nhận thức sâu sắc được việc sử dụng hiệu quả kinh phí quản lý hành chính, tăng nguồn thu hoạt động sự nghiệp sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân nên tất cả đều có ý thức tiết kiệm, tinh thần trách nhiệm được nâng cao.

- Thực hiện phân cấp và quy định rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn của từng đơn vị cũng như quy định trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị trong sử dụng biên chế và kinh phí. Đơn vị dự toán cấp trên thực thi quyền và nghĩa vụ của mình trong những phạm vi nhất định mà không "can thiệp" quá sâu vào công việc của đơn vị dự toán cấp dưới.

- Công tác hướng dẫn, cụ thể hoá các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn định mức kịp thời đã tạo lập được một hệ thống các quy định về quản lý và sử dụng kinh phí, để từng phòng, bộ phận có ý thức trách nhiệm khi sử dụng kinh phí và giúp cho Bộ phận kế toán của các Cục kiểm tra, xét duyệt quyết toán việc quản lý, sử dụng nguồn tài chính đối với đơn vị cấp dưới.

- Chất lượng, trình độ CBCNVC ngày càng được quan tâm, thường xuyên được đào tạo, cập nhật và bổ sung kiến thức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý tài chính- ngân sách để đáp ứng yêu cầu trong quản lý và sử dụng kinh phí NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 65 - 68)