Thực trạng về công tác tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 33 - 38)

- Về tiết kiệm kinh phí chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức: Các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã triển kha

2.2.2.Thực trạng về công tác tự chủ tài chính ở các đơn vị sự nghiệp có thu

có thu

Cùng với lộ trình cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, 2011-2020 công tác chính sách của Nhà nước đối với lĩnh vực sự nghiệp công đã từng bước thay đổi, từng bước phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo báo cáo các Bộ, cơ quan Trung ương đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho 756 đơn vị sự nghiệp trực thuộc; trong đó: 173 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động; 484 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và 99 đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động.

Theo báo cáo chưa đầy đủ, đến nay các địa phương đã giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính cho 23.399 đơn vị sự nghiệp trực thuộc

(trong đó: có 219 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động; 9.868 đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và 13.312 đơn vị sự nghiệp do NSNN bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc các lĩnh vực: Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Văn hoá - Thông tin, Thể dục Thể thao, sự nghiệp kinh tế... được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính đã chủ động sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước giao hiệu quả hơn để thực hiện nhiệm vụ; đồng thời chủ động sử dụng tài sản, nguồn nhân lực để phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động cung cấp dịch vụ công (khám chữa bệnh, đào tạo...), tăng nguồn thu; kết quả cụ thể trên một số mặt như sau:

- Về huy động nguồn vốn phát triển hoạt động sự nghiệp:

Đơn vị sự nghiệp được tự chủ trong việc huy động các nguồn vốn để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị, phát triển hoạt động sự nghiệp; do đó cơ sở vật chất của các đơn vị sự nghiệp được tăng cường, tạo điều kiện mở rộng các hoạt động sự nghiệp phong phú, đa dạng phù hợp với chức năng nhiệm vụ được giao (ngành y tế tỉnh Quảng Ninh huy động vốn trên 50 tỷ đồng; ngành y tế thành phố Hà Nội đã huy động được trên 100 tỷ đồng), Bệnh viện Từ Dũ huy động 78,6 tỷ đồng (trong đó: UBND TP Hồ Chí Minh cho vay kích cầu 30 tỷ đồng, huy động vốn của cán bộ viên chức và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp 48,6 tỷ đồng)...

- Về mở rộng hoạt động, khai thác phát triển nguồn thu sự nghiệp: Trong lĩnh vực đào tạo, các trường đã tổ chức các hình thức đào tạo tập trung, đào tạo từ xa, liên kết với nước ngoài mở khoa, lớp đào tạo, mời chuyên gia nước ngoài giảng dạy tại trường; liên kết đào tạo công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp; các bệnh viện, mở nhiều hình thức khám chữa bệnh: nội trú, ngoại trú, khám chữa bệnh theo yêu cầu...

Năm 2011 số thu các đơn vị ở Trung ương ước đạt 9.014.618 tỷ đồng, tăng so với thực hiện năm 2010 là 8.048,766 tỷ đồng (bằng 12%); trong đó một số đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ, ngành có số thu tăng khá: Bộ Y tế 39%, Bộ Xây dựng 27%, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 16%... Ở địa phương, nhiều đơn vị số thu tăng so với dự toán được giao, tuy ở mức độ khác nhau tuỳ theo từng địa phương và lĩnh vực hoạt động; trong đó các đơn vị sự nghiệp công lập thành phố Hà Nội tăng bình quân 4%; 18 đơn vị sự nghiệp thuộc tỉnh Yên Bái tăng 16%; 667 đơn vị tỉnh Hưng Yên tăng 55,4%; 14 đơn vị tỉnh Gia Lai tăng 36,9%... Số thu tăng thêm của các đơn vị sự nghiệp nêu trên chủ yếu do mở rộng hoạt động sự nghiệp, tăng quy mô và đa dạng hoá việc cung cấp dịch vụ cho xã hội; thu hút tăng số người tham gia các hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh, đào tạo, hoạt động kiểm định, kiểm dịch... mà không phải do tăng mức thu học phí, viện phí.

Đồng thời các đơn vị sự nghiệp đã xây dựng các giải pháp quản lý nội bộ để tiết kiệm chi phí, như: xây dựng các tiêu chuẩn, định mức chi phí, định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu để thực hiện trong nội bộ đơn vị, xây dựng các quy trình cung cấp dịch vụ.... do vậy nhiều đơn vị sự nghiệp đã tiết kiệm chi thường xuyên góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp.

- Về thu nhập tăng thêm của cán bộ, viên chức trong các đơn vị:

Thực hiện công tác tự chủ tài chính, từ kết quả hoạt động sự nghiệp, đổi mới phương thức hoạt động, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã tạo nguồn tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức của đơn vị. Theo báo cáo của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương, thu nhập của người lao động trong các đơn vị sự nghiệp đã từng bước được nâng cao; cụ thể:

+ Ở Trung ương: Theo báo cáo của 17 Bộ, cơ quan trung ương, năm 2011,2012 mức thu nhập bình quân tăng thêm dưới 1 lần tiền lương cấp bậc,

chức vụ do nhà nước quy định: có 357 đơn vị (bằng 78,2% tổng số đơn vị thực hiện Nghị định số 43), từ 1 đến 2 lần có 76 đơn vị (bằng 16,74%), từ 2 đến 3 lần có 20 đơn vị (bằng 4,4%), trên 3 lần có 3 đơn vị (bằng 0,66%)

+ Ở địa phương: Theo báo cáo của 35 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương mức thu nhập bình quân tăng thêm dưới 1 lần tiền lương cấp bậc chức vụ có 9.482 đơn vị (bằng 99,1% tổng số đơn vị thực hiện Nghị định số 43), từ 1 đến 2 lần có 42 đơn vị (bằng 0,44%), từ 2 lần đến 3 lần có 12 đơn vị (bằng 0,13%), trên 3 lần có 1 đơn vị.

- Về xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:

Để cụ thể hóa các nội dung quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn, các đơn vị đã xây dựng và công bố công khai chế độ quản lý tài chính và chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị để tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi. Quy chế tập trung vào các quy định về chế độ công tác phí; chi tiêu hội nghị; tiếp khách; sử dụng văn phòng phẩm, điện thoại, sử dụng điện, ô tô; chi nghiệp vụ chuyên môn; mua sắm tài sản; tổ chức các hoạt động dịch vụ, liên doanh liên kết; phương thức chi trả tiền lương, thu nhập tăng thêm cho người lao động; trích lập và sử dụng các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ ổn định thu nhập và quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.

Thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ đã khẳng định tính đúng đắn và phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp, đã tạo điều kiện cho đơn vị chủ động sử dụng nguồn lực tài chính, lao động, cơ sở vật chất để thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động phân bổ nguồn tài chính của đơn vị theo nhu cầu chi tiêu đối với từng lĩnh vực trên tinh thần tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả. Bên cạnh đó, việc mở rộng

các hoạt động dịch vụ, tăng nguồn thu (năm 2011 tăng khoảng 18% so năm 2010) cùng với nguồn kinh phí ngân sách nhà nước giao, các hoạt động dịch vụ đã từng bước nâng cao chất lượng; tạo điều kiện cho người dân có nhiều cơ hội được lựa chọn, tiếp cận với các dịch vụ có chất lượng ngày càng cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được khi thực hiện quản lý tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, thì công tác này cũng còn tồn tại những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó là:

Một là, một số Bộ quản lý chuyên ngành chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế. Đến nay mới chỉ có hướng dẫn của 3 ngành Y tế và Tài nguyên môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế đối với các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động trong các lĩnh vực y tế, tài nguyên môi trường và giáo dục đào tạo; Do đó chưa đồng bộ với công tác tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Hai là, tự chủ về biên chế đã bộc lộ những khó khăn vướng mắc: Các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chưa có định mức biên chế hoặc có định mức biên chế nhưng mới thành lập (nhất là các đơn vị sự nghiệp được thành lập từ năm 2003 đến nay) chưa đủ điều kiện để áp dụng định mức biên chế theo quy định và không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao biên chế, nên gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch biên chế và kinh phí hoạt động của đơn vị; Các tổ chức sự nghiệp thuộc Chính phủ, kinh phí hoạt động chủ yếu do NSNN cấp, sau khi được Chính phủ kiện toàn lại chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, được thành lập thêm tổ chức mới hoặc bổ sụng nhiệm vụ nhưng không được giao bổ sung biên chế và không có cơ sở trong việc xác định biên chế và kinh phí để triển khai thực hiện;

Ba là, một số chính sách là điều kiện quan trọng để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp (như giá dịch vụ…) chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời đã hạn chế quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị.

Bốn là. các Bộ quản lý ngành chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt động đối vưói các đơn vị sự nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực do Bộ quản lý, cụ thể:

- Ban hành quy hoạch, chiến lược, mục tiêu, chương trình, kế hoạch phát triển dịch vụ sự nghiệp công theo từng ngành, lĩnh vực; quy hoạch mạng lưới tổ chức các đơn vị sự nghiệp công;

- Ban hành hệ thống tiêu chuẩn sản phẩm dịch vụ sự nghiệp công; quy chuẩn chuyên môn; trình tự, thủ tục, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các hoạt động cung ứng dịch vụ sự nghiệp công; phí, lệ phí, giá dịch vụ đối với các loại dịch vụ sự nghiệp công Nhà nước kiểm soát giá;

- Ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công chức, viên chức theo từng ngành, lĩnh vực sự nghiệp.

Năm là, về phía các đơn vị sự nghiệp công lập: Các đơn vị sự nghiệp công lập còn chưa chủ động trong việc nghiên cứu, xây dựng đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; Các đề án tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập khi xây dựng chất lượng chưa được cao; định hướng hoạt động chưa rõ, nên sau khi được phê duyệt, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được thể hiện rõ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 33 - 38)