Thực trạng công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 50 - 60)

- Về tiết kiệm kinh phí chi trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức: Các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm đã triển kha

3 Kinh phí tiết kiệm được (1)-(2) 607.849 864.149 722

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Cục

thuộc Cục

Các Trung tâm thuộc các Cục là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần và bảo đảm 100% chi phí hoạt động, có chức năng giúp Cục thực hiện các hoạt động khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, hậu kiểm giống cây trồng, khảo nghiệm, kiểm nghiệm phân bón và kiểm định chất lượng nông sản và kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đồng thời làm dịch vụ trong các lĩnh vực được giao và sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Các Trung tâm thuộc Cục có tài khoản riêng, con dấu riêng và tổ chức bộ máy kế toán riêng. Là một đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc các Cục nên các Trung tâm cũng thực hiện công tác quản lý tài chính từ lập dự toán thu chi ngân sách đến tổ chức chấp hành dự toán thu chi và quyết toán thu chi theo quy định của các văn bản hướng dẫn hiện hành.

2.2.2.1 Thực trạng các nguồn thu của các Trung tâm

Nguồn thu của Các Trung tâm thuộc Cục gồm có: kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, thu từ hoạt động sự nghiệp.

Bảng 2.5Kinh phí từ NSNN của đơn vị sự nghiệp qua 3 năm (2010-2012)

(ĐVT: 1000đ)

STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cộng 3.058.36

0 4.640.000 4.810.000

1 Kinh phí hỗ trợ hoạt động bộ máy 1.750.360 2.240.000 2.500.000 2 Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH CN 1.308.000 1.640.000 1.780.000 2 Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ KH CN 1.308.000 1.640.000 1.780.000 3 KP thực hiện nhiệm vụ do CQNN đặt hàng - 760.000 530.000

- Nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động bộ máy năm 2011 tăng 51,7% so với năm 2010, năm 2012 tăng 3,7%. Mặc dù nguồn kinh phí hỗ trợ bộ máy năm 2012 có sự điều chỉnh tăng thêm so với năm 2011, nhưng trên thực tế là rất hạn hẹp, do chỉ mang tính chất hỗ trợ là chính nên được sử dụng để chi trả lương và các khoản có tính chất tiền lương và một số khoản chi văn phòng khác.

- Nguồn kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học: hàng năm các Trung tâm thuộc Cục được giao thực hiện một số đề tài nghiên cứu khoa học cơ sở nhưng chủ yếu vẫn là rà soát, soát xét các tiêu chuẩn ngành, phục vụ cho công tác quản lý nhà nước của các Cục.

Đối với các đề tài cấp cơ sở được Bộ giao nhiệm vụ hàng năm thì các Cục thành lập Hội đồng khoa học để xem xét đề cương do các chủ nhiệm đề tài lập và cuối năm tổ chức nghiệm thu đề tài theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ. Kinh phí thực hiện các đề tài cơ sở thường rất thấp (70-100 triệu/đề tài) nên khó có thể thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm. Vì vậy, các sản phẩm khoa học thường vẫn chưa phục vụ nhiều cho thực tế.

Thu từ hoạt động sự nghiệp gồm có : Thu phí khảo nghiệm giống cây

trồng DUS và VCU, kiểm định ruộng giống cây trồng, lấy mẫu giống cây trồng, kiểm nghiệm giống cây trồng, giám sát người lấy mẫu và người kiểm định, giám sát phòng kiểm nghiệm, thử nghiệm liên phòng, hậu kiểm giống, thu phí kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động theo Thông tư 20/2009/BTC ngày 4/2/2009, thông tư quy định tỷ lệ trích nộp 90% trên tổng số phí, lệ phí thực thu để trang trải chi phí công việc chuyên ngành và nộp NSNN 10%. Quyết định số 11/2010/QĐ-BTC ngày 19/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, trong đó được trích 80% trên tổng số tiền phí, lệ phí thực thu được để trang trải chi phí cho công việc chuyên ngành và nộp NSNN 20%; thu hoạt động dịch vụ như khảo nghiệm phân bón, lấy mẫu phân bón, kiểm nghiệm sản phẩm cây trồng và phân bón; dịch vụ tư vấn, đào tạo,

tập huấn về lĩnh vực giống cây trồng, sản phẩm cây trồng và phân bón; dịch vụ sản xuất cung ứng giống cây trồng.

Bảng 2.6 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp qua 3 năm (2010-2012)

(ĐVT: 1000đ)

STT Nội dung Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Cộng 12.159.022 13.249.914 17.200.844

1 Phí, lệ phí được để lại theo

quy định 11.058.497 11.974.451 15.675.058

2 Thu từ hoạt động dịch vụ 1.100.525 1.275.463 1.525.786

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Nguồn thu từ phí, lệ phí năm 2011 tăng 8.9% so với năm 2010 và năm 2012 tăng 29,9 % so với năm 2011. Trước khi Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 11/2010/QĐ-BTC ngày 19/2/2010 thì các nội dung này chủ yếu là hoạt động dịch vụ và mức thu do đơn vị tự quy định, do đó nguồn thu đạt thấp. Thu từ hoạt động thu phí tăng lên cũng tạo ra được nguồn thu đáng kể để các Trung tâm có thể tự bảo đảm một phần chi và 100% chi phí hoạt động của đơn vị.

Nguồn thu từ hoạt động dịch vụ năm 2011 cao hơn so với năm 2010, là do năm 2011 thu dịch vụ bán quyền tác giả 2 giống lúa do cán bộ của Trung tâm nghiên cứu và chọn tạo, mặt khác do một số dịch vụ về kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng trước đây đã chuyển sang thu phí theo quy định của Quyết định 11/2010/QĐ-BTC. Năm 2012 tăng so với năm 2011 do mở rộng địa bàn thu phí, xây dựng thêm trạm gas để kiểm định nên mức thu phí cũng được tăng lên đáng kể.

Năm 2010, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT giao bổ sung nhiệm vụ khảo kiểm nghiệm phân bón cho đơn vị sự nghiệp của Cục, xuất phát từ yêu cầu thực tế là các Cục được Bộ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực phân bón thì cần thiết phải có thêm hoạt động khảo kiểm nghiệm phân

bón để phục vụ cho công tác quản lý nhà nước, tham mưu cho Bộ về lĩnh vực này. Các Cục có thế mạnh là do có mạng lưới trung tâm vùng rộng khắp cả nước, được thiết lập từ trong quá khứ nên có bộ máy hoạt động tương đối đầy đủ. Tuy nhiên đây là hoạt động mới đối với các Cục, được giao trong bối cảnh hiện nay có rất nhiều đơn vị sự nghiệp công đang thực hiện nhiệm vụ này và có nhiều kinh nghiệm. Công tác quản lý các hợp đồng dịch vụ được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ các Trung tâm thuộc các Cục , theo đó thì việc soạn thảo hợp đồng do phòng chuyên môn thực hiện kết hợp với việc kiểm tra, yêu cầu các thủ tục hành chính chuyên môn với khách hàng và khi thanh lý hợp đồng thì các phòng chuyên cũng làm thủ tục để trình lãnh đạo ký, sau đó chuyển sang bộ phận kế toán để viết biên lai thu phí, hoá đơn tài chính và đồng thời ghi nhận doanh thu, nộp nghĩa vụ với NSNN. Cách quản lý như hiện nay làm cho bộ phận kế toán không theo dõi được doanh thu vì phải phụ thuộc vào các phòng chuyên môn nên việc phản ánh nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp là chưa chính xác. Như hiện nay, kế toán chỉ phản ánh thu khi có thanh lý hợp đồng và dẫn đến tình trạng nhiều khách hàng ký hợp đồng nhưng không chi trả hoặc chưa chi trả đúng theo hợp đồng ký kết.

Thực hiện công tác tự chủ tài chính, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ được giao, các Trung tâm thuộc các Cục cũng thực hiện mở rộng, đa dạng hoá các hình thức dịch vụ trong phạm vi chuyên môn của mình. Để thực hiện thì các Trung tâm thuộc các Cục cần phải có cơ sở vật chất kỹ thuật tốt. Tuy nhiên cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu này. Trong những năm qua, các Trung tâm thuộc các Cục chỉ đầu tư sửa chữa, nâng cấp các trang thiết bị nhỏ từ nguồn quỹ phát triển sự nghiệp mà chưa được nhà nước đầu tư, do vậy cũng làm cho chất lượng dịch vụ giảm, nguồn thu hàng năm tăng không đáng kể.

Công tác lập dự toán các khoản chi hàng năm được thực hiện đồng thời khi lập dự toán thu. Yêu cầu về nội dung lập dự toán, giao dự toán, chấp hành dự toán thực hiện theo quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật NSNN

Dự toán chi hàng năm gồm có các khoản sau:

- Chi tiền lương, tiền công, phụ cấp lương và các khoản có tính chất lương; - Chi công tác phí;

- Chi Hội nghị, tiếp khách, giao dịch;

- Các khoản chi nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn: Viết báo cáo, dịch vụ đào tạo, tư vấn phòng kiểm nghiệm và sản xuất an toàn; thử nghiệm liên phòng; dịch tài liệu đề tài do Trung tâm ký...

- Mua sắm vật tư, hàng hoá, sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác;

- Trích khấu hao tài sản cố định sử dụng vào hoạt động sự nghiệp. Mức trích khấu hao theo quy định hiện hành áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu;

- Trích lập các Quỹ: Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập; Quỹ khen thưởng và phúc lợi. Mức trích lập các quỹ được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

- Các khoản chi khác (nếu có)

Các nội dung chi nêu trên không bao gồm chi: đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu quốc gia, nghiên cứu khoa học, chi đào tạo. Các khoản chi này thực hiện theo đề cương và dự toán được Bộ phê duyệt.

Đánh giá tình hình quản lý thực hiện các khoản chi:

Để đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị, các khoản chi được quy định trong Quy chế chi tiêu nội bộ, cụ thể như sau:

- Các khoản thanh toán cho cá nhân: lương, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương: thực hiện theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chi công tác phí, hội nghị, hội thảo hiện theo Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài Chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các Hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập

- Chi phí nghiệp vụ phục vụ công tác chuyên môn:

+Viết báo cáo: từ 100.000 đến 300.000 tùy vào giá trị hợp đồng thực hiện +Dịch vụ đào tạo

a) Đào tạo tại Hà Nội:

- Thù lao cho người giảng lý thuyết: 150.000 đồng/buổi; chuyên gia: 250.000 đồng/buổi (quy định 01 buổi là 04 giờ). Chứng từ thanh toán có bảng chấm công từng người giảng bài.

- Thù lao cho người hướng dẫn thực hành: 50.000 đồng/người/buổi, (đối với trường hợp chuẩn bị mẫu, chi phí do giám đốc duyệt). Thực hành quy định không quá 2 người hướng dẫn.

- Chi ăn trưa cho học viên, giáo viên và lái xe đi thực hành ngoài Hà nội: 60.000đ/người/ngày.

- Chi 01 bữa ăn cho liên hoan tổng kết lớp đào tạo (chỉ áp dụng cho lớp có thời gian đào tạo từ 04 ngày trở lên và số học viên từ 10 người đến 49 người): không quá 100.000đ/người/bữa ăn. Chi 02 bữa ăn cho khai mạc và liên hoan tổng kết lớp đào tạo (chỉ áp dụng cho lớp có thời gian đào tạo từ 04 ngày trở lên và số học viên từ 50 người trở lên): không quá 100.000đ/người/bữa ăn.

- Chi tiền ăn ngủ, đi lại, công tác phí của giảng viên chi theo thực tế và các quy định hiện hành.

- Tiền văn phòng phẩm, phô tô chi theo thực tế và các quy định hiện hành. - Các chi phí khác: thuê xe ô tô đưa đón ban tổ chức, giảng viên, học viên đi thực hành; thuê dụng cụ; thuê địa điểm....

b) Đào tạo tại các tỉnh khác:

như quy định tại điểm b, khoản1, Điều 1)

- Thù lao cho người giảng lý thuyết: 150.000 đồng/buổi; chuyên gia không phải: 300.000 đồng/buổi.

- Thù lao cho người hướng dẫn thực hành: 100.000 đồng/người/buổi, (đối với trường hợp chuẩn bị mẫu, chi phí do giám đốc duyệt). Thực hành quy định không quá 2 người hướng dẫn.

- Chi 01 bữa ăn cho liên hoan và tổng kết lớp đào tạo (áp dụng cho lớp có thời gian đào tạo từ 04 ngày trở lên và số học viên từ 10 người đến 49 người): không quá 100.000đ/người/bữa ăn. Chi 02 bữa ăn cho khai mạc và liên hoan tổng kết lớp đào tạo (áp dụng cho lớp học có thời gian đào tạo từ 04 ngày trở lên và số học viên từ 50 người trở lên): không quá 100.000đ/người/bữa ăn.

- Chi tiền ăn ngủ, đi lại, công tác phí của giảng viên chi theo thực tế và các quy định hiện hành.

- Tiền văn phòng phẩm, phô tô chi theo thực tế và các quy định hiện hành. - Các chi phí khác: thuê xe ô tô đưa đón ban tổ chức, giảng viên, học viên đi thực hành; thuê dụng cụ; thuê địa điểm....

- Mua văn phòng phẩm và các vật tư khác

+ Văn phòng phẩm được thống nhất mua tại 01 đơn vị cung ứng, 06 tháng 01 lần, Phòng HCTH lấy báo giá, lựa chọn và đề xuất đơn vị cung ứng tốt nhất để Giám đốc duyệt và ký hợp đồng. Hàng quý, Phòng HCTH làm dự trù, sau khi được Giám đốc duyệt mới mua, nhập và xuất kho theo đúng quy định.

+ Các phòng, cá nhân khi có nhu cầu về vật tư chuyên môn phải làm dự trù và giấy đề nghị theo mẫu trước 01 tuần, chuyển cho Phòng HCTH xem xét và trình Giám đốc duyệt. Tùy loại vật tư mà Phòng HCTH mua hoặc giao cho phòng chuyên môn tự mua theo trình tự lấy báo giá, lựa chọn đơn vị cung ứng tốt nhất trình Giám đốc duyệt và ký hợp đồng.

- Quản lý điện thoại và Email:

Định mức khoán tháng tối đa cho máy điện thoại:

+ Giám đốc: Máy nhà riêng 100.000 đồng, máy di động 250.000 đồng/tháng.

+ Phó Giám đốc: Máy nhà riêng 50.000 đồng, máy di động 100.000 đồng/ tháng.

+ Trưởng phòng, kế toán trưởng: 100.000 đồng. + Phó phòng: 50.000 đồng.

+ Máy cơ quan của Giám đốc: 400.000 đồng + Máy cơ quan của Phó Giám đốc: 250.000 đồng + Phòng HCTH (không kể Fax): 1.000.000đồng. + Các phòng chức năng:500.000-1.000.000 đồng.

Hàng tháng, Phòng HCTH theo dõi từng máy điện thoại, nếu thấy vượt mức khoán phải báo cáo Giám đốc giải quyết. Trường hợp vượt khoán do yêu cầu giao dịch phục vụ đề tài, dự án thì phải chứng minh có nguồn kinh phí vượt. Trường hợp vượt khoán, các phòng phải tự bỏ tiền thanh toán phần vượt trội. Trường hợp thấp hơn mức khoán, Hội đồng thi đua căn cứ váo số tiền tiết kiệm được đề nghị BGĐ xét thưởng.

- Quản lý và sử dụng điện, nước

+ Các Phòng và CBVC phải sử dụng điện nước tiết kiệm và an toàn nhất. Thường xuyên kiểm tra nếu phát hiện có hiện tượng không an toàn phải kịp thời ngắt điện, nước và báo ngay cho Phòng HCTH để có kế hoạch sửa chữa khắc phục.

+ Khi ra khỏi phòng phải tắt các thiết bị sử dụng điện, nước (trừ các thiết bị kiểm nghiệm cần sử dụng liên tục).

+ Chỉ sử dụng điều hoà nhiệt độ khi cần thiết và để ở độ lạnh vừa phải ( >24oC) để tiết kiệm điện.

- Định mức xăng xe và bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện đi lại

+ Lái xe phải có trách nhiệm thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng, giữ gìn xe tốt. Phòng HCTH lập sổ theo dõi tình trạng kỹ thuật, tình hình thay thế sửa chữa của từng xe ô tô.

+ Khi có nhu cầu thay thế, sửa chữa, bảo dưỡng thì lái xe và trưởng phòng HCTH phải lên phương án tối ưu, tiết kiệm, trình Giám đốc duyệt mới được đưa xe vào xưởng. Phải có báo giá và hợp đồng được Giám đốc ký mới được tiến hành sửa chữa hoặc mua mới.

+ Việc bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ (rửa xe, vá xăm lốp,...) nếu trên đường đi thì chủ chuyến xe, nếu ở nhà thì Trưởng phòng HCTH phải xác nhận mới được thanh toán.

+ Định mức xăng, dầu cho 100 km: xe TOYOTA (15 chỗ): 19 lít xăng,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các cục trực thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w