- Chi thu nhập tăng thêm 845.073 1.175.022 617
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua, trong quá trình thực hiện công tác tự chủ tài chính của các Cục vẫn còn những hạn chế nhất định.
Một là, một bộ phận CBCNVC vẫn muốn duy trì công tác quản lý cũ, vẫn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước; xuất hiện tâm lý so bì về sự bất bình đẳng, không công bằng về phân phối thu nhập trong nội bộ đơn vị.
Nguyên nhân: Công tác tuyên truyền về xã hội hoá dịch vụ công chưa
được quán triệt sâu rộng, chưa thường xuyên dẫn tới có một số cán bộ thực thi hoạt động không trau dồi kiến thức, không có ý thức cải tiến cách làm việc để nâng cao chất lượng dịch vụ. Mặt khác, trong quy chế chi tiêu nội bộ chưa xây dựng hoặc xây dựng chưa đầy đủ hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của CBCNVC. Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sử dụng kinh phí quản lý hành chính chưa xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá công chức nên việc chi trả thu nhập tăng thêm vẫn dựa vào mức lương của từng người có nghĩa là những người có hệ số lương cao thì được thu nhập tăng thêm cao, những người có hệ lương thấp thì thu nhập tăng thêm thấp. Vì vậy không khuyến khích được sự say mê công việc của những cán bộ trẻ có năng lực. Trong khi đó, Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp đã xây dựng tiêu thức đánh giá nhưng mang tính chung chung, chưa mang tính định lượng nên viêc đánh giá kết quả hoạt động của cán bộ mang tính chủ quan, cảm tính, "bào mòn" động lực phấn đấu, khuyến khích người lao động dựa trên kết quả hoạt động.
Hai là, chất lượng cung ứng dịch vụ công còn thấp dẫn tới nguồn thu hoạt động sự nghiệp của các Trung tâm thuộc các Cục có tăng hơn nhưng không đáng kể.
Nguyên nhân: Trước đây các Trung tâm thuộc các Cục là đơn vị duy
nhất được Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ khảo nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định giống cây trồng. Tuy nhiên kể từ khi Nhà nước có chủ trương xã hội hoá các dịch vụ công ích thì có nhiều đơn vị tham gia cung ứng loại dịch vụ này, trong khi đó Lãnh đạo đơn vị vẫn chưa thực sự chú trọng đến đổi mới cách thức quản lý và tổ chức thực hiện. Mặt khác, quan điểm về xã hội hoá dịch vụ công chưa được quán triệt sâu rộng, chưa thường xuyên dẫn tới có một số cán bộ thực thi hoạt động không trau dồi kiến thức, không có ý thức cải tiến cách làm việc để nâng cao chất lượng dịch vụ.
Ba là, Vai trò của kế toán đơn vị sự nghiệp trong công tác quản lý thu chi còn hạn chế.
Nguyên nhân: việc lập dự toán thu, chi của đơn vị vẫn theo phương pháp truyền thống tức là sử dụng các số liệu thực tế trong năm trước để lập cho năm sau. Trước đây là một đơn vị sự nghiệp được NSNN bảo đảm toàn bộ nên vẫn có thói quen trông chờ vào nhà nước, trong cách lập dự toán chỉ tập trung vào kinh phí từ NSNN để sao cho kinh phí NSNN được cấp càng nhiều càng tốt, mà chưa quan tâm nhiều đến lập kế hoạch và cách thức tổ chức thực hiện để tăng thu sự nghiệp cho đơn vị.
Mặt khác, bộ phận kế toán của đơn vị vẫn theo quan niệm truyền thống là chỉ ghi chép và phản ánh các nghiệp vụ tài chính phát sinh. Kế toán đơn vị chưa tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch thu chi hàng năm và việc này vẫn chỉ do các bộ phận chuyên môn đề xuất với Lãnh đạo; chưa mạnh dạn đề xuất các giải pháp quản lý nguồn thu, khai thác nguồn thu, giảm chi phí; quản lý nguồn thu còn phụ thuộc vào các phòng chuyên môn, ví dụ như trong việc lập hợp đồng, thanh lý hợp đồng dịch vụ do các phòng chuyên môn trình Lãnh đạo ký và kế toán chỉ phản ánh thu khi có thanh lý hợp đồng đã được
ký kết, do đó việc phản ánh nguồn thu không chính xác và không theo dõi được công nợ của khách hàng. Lãnh đạo đơn vị khi cần số liệu báo cáo nguồn thu của đơn vị tại một thời điểm nào đấy phải "chờ" vào các phòng chuyên môn.
Bốn là, việc rà soát, sắp xếp, tổ chức lao động còn lúng túng dẫn tới không phát huy được năng lực của cán bộ.
Nguyên nhân: Đồng thời với các biện pháp tiết kiệm để giảm chi thì tiết
kiệm được biên chế cũng đóng vai trò quan trọng. Do chưa thực sự đánh giá được đầy đủ năng lực và sở trường của cán bộ nên việc sắp xếp, bố trí công việc hiện nay ở các Cục chưa phù hợp, dẫn tới hiệu quả của công việc không cao nên mặc dù số lượng cán bộ công chức nhiều nhưng việc giải quyết công việc chỉ tập trung vào một số người có năng lực mà thôi.
Mặt khác, khi phải đảm đương một nhiệm vụ mới được cấp trên giao thì chưa biết tận dụng năng lực của cán bộ hiện có lại chú trọng đến việc tuyển những cán bộ có chuyên môn phù hợp để thực hiện nhiệm vụ đó. Công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chưa được quan tâm nhiều, chính sách thu hút nhân tài chưa thực sự có hiệu quả.
Do chưa tinh giản, gọn nhẹ được bộ máy nên việc giảm được chi phí lương để tiết kiệm chi thực sự là bài toán khó đối với các Cục hiện nay.
Năm là, cách thức quản lý tài chính và tổ chức thực hiện của đơn vị thực hiện chức năng QLNN và đơn vị sự nghiệp chưa có sự đồng nhất dẫn tới hoạt động của hai đơn vị vẫn gần như độc lập mà không có những chia sẻ nhất định.
Nguyên nhân: Do trước đây, các Cục và các Trung tâm thuộc các Cục
là hai đơn vị dự toán cấp 2 trực thuộc Bộ. Tuy nhiên do yêu cầu của thực tiễn là phải tạo ra một hệ thống quản lý nhà nước về trồng trọt một cách thống
nhất, thì Các Trung tâm thuộc các Cục trở thành một đơn vị sự nghiệp trực thuộc các Cục.
Bộ phận kế toán của đơn vị QLNN chỉ quản lý kinh phí hành chính nên chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp, vì vậy việc đưa ra những biện pháp để hoàn thiện bộ máy kế toán của các Cục còn nhiều hạn chế. Các hoạt động tài chính của đơn vị cấp dưới vẫn gần như độc lập với cấp trên, việc lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi và quyết toán thu chi vẫn chưa có gắn kết giữa đơn vị cấp trên và đơn vị cấp dưới.
Sáu là, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của cơ quan quản lý cấp trên còn yếu.
Nguyên nhân: Do số lượng cán bộ làm công tác tài chính kế toán của các Cục ít (có 03, 04 người) trong khi phải quản lý nhiều nguồn kinh phí khác nhau nên công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn hạn chế, chủ yếu được tiến hành khi thực hiện quyết toán ngân sách cho cấp duới hàng năm, vì vậy chưa có tác dụng ngăn chặn kịp thời và chấn chỉnh ngay những tồn tại trong quản lý, sử dụng kinh phí. Phần lớn những kiến nghị trong kiểm tra còn mang tính chung chung, nhận định sự việc là chủ yếu, do đó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý và sử dụng kinh phí trong các Cục trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Kết luận chương 2
Trên cơ sở nghiên cứu tổng quan về tự chủ tài chính tại các Cục thuộc Bộ NN và PTNT, những yếu tố liên quan đến công tác tự chủ tài chính của các CQQLNN và đơn vị sự nghiệp có thu. Luận văn đã trình bày và phân tích những kết quả triển khai Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 và
Nghị đinh 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 được khẳng định là phù hợp với yêu cầu thực tiễn, nâng cao trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị và tăng cường giám sát của cán bộ công chức trong việc sử dụng biên chế, kinh phí để hoàn thành nhiệm vụ; từng bước khắc phục tình trạng cấp trên can thiệp quá sâu vào công việc của cấp dưới, cấp dưới chờ đợi sự chỉ đạo của cụ thể của cấp trên, mặt khác công tác tự chủ tự chịu trách nhiệm đã góp phần thúc đẩy các cơ quan sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất, thu nhập cho CBCC tăng thêm bình quân 0,1-0,3 tiền lương cấp bậc chức vụ.
Luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập như: một số cơ quan chưa thật quan tâm chỉ đạo sát sao để triên khai thực hiện; một số công tác chính sách chưa được cụ thể hóa, hoàn thiện nên các cơ quan thực hiện còn bị động; một số cơ quan còn lúng túng trong việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; mốt số công tác chính sách cần phải bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ....
Đồng thời, luận văn cũng đã xác định nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan của những hạn chế, bất cập nêu trên. Đó là những cơ sở thực tiễn hết sức quan trọng để luận văn nghiên cứu, đề xuất các giải pháp chủ yếu, các biện pháp cụ thể có tính khả thi nhằm hoàn thiện công tác tự chủ tài chính tại các Cục thuộc Bộ NN và PTNT trong thời gian tới ở chương tiếp sau.
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TỰ CHỦ TÀI CHÍNH