phát triển năng lực của học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân
1.2.2.1. Đánh giá kết quả học tập tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh
Hiện nay, cùng với việc đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học, chúng ta đang rất chú trọng việc phát huy năng lực tự học của học sinh. Chính vì vậy, tinh thần và thái độ học tập có tác dụng rất lớn đến việc tạo tính chủ động, sáng tạo cho học sinh trong quá trình học tập, nhưng để làm được điều đó kiểm tra, đánh giá cũng có vai trò vô cùng quan trọng.
Kiểm tra, đánh giá học sinh có ý nghĩa về nhiều mặt, trong đó quan trọng nhất là đối với bản thân học sinh qua bộ môn giáo dục công dân. Việc thực hiện kiểm tra, đánh giá vừa có tác dụng tích cực đồng thời cũng có những tác động tiêu cực đến tinh thần và thái độ của học sinh. Do đó, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá như thế nào cho phù hợp, tạo được động lực học tập cho học sinh là thuộc về trách nhiệm của người dạy học mà cụ thể là giáo viên. Đây là một vấn đề rất khó khăn và tế nhị, điều quan trọng trong đánh giá là phải đảm bảo nguyên tắc tính vừa sức và bám sát yêu cầu của chương trình. Nếu đề kiểm tra quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh đều không tạo được động lực học tập cho các em; đề quá dễ học sinh sẽ ỷ lại, chủ quan không cố gắng phấn đấu nhưng đề quá khó thì tạo cho các em tâm lý chán nản, chính vì vậy đề kiểm tra phải đảm bảo tính vừa sức; tuy nhiên cũng phải đảm bảo tính phân loại học sinh, đó cũng là cách để tạo động lực phấn đấu cho học sinh.
Bên cạnh đó, việc đánh giá kết quả học tập chính xác, công bằng cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với tinh thần, thái độ học tập của học sinh. Vì khi đánh giá đúng thực chất khả năng của học sinh và tạo được công bằng trong đánh giá thì những học sinh nào được điểm cao trong các kỳ kiểm tra hoặc thi, hoặc được khen trong những lần phát biểu cũng có thể được khuyến khích bằng cách cho điểm thưởng thì các em sẽ cố gắng ít nhất là để giữ vững thành tích mà mình đã đạt được; còn học sinh nào đạt kết quả chưa cao thì sẽ cố gắng nhiều hơn để đạt được kết quả cao hơn. Ngoài ra, để tạo được tinh thần, thái độ tốt cho các em trong quá trình học tập môn giáo dục công dân, thông qua kiểm tra, đánh giá giáo viên phải tỏ thái độ thiện chí và tế nhị, động viên những bước tiến bộ nhỏ, tin tưởng vào thành tích, cố gắng sắp tới của mỗi học sinh nhất là các em học sinh yếu, có như vậy mới tạo được tâm lý thoải mái, tạo được động lực để các em cố gắng. Việc kiểm tra, đánh giá càng nghiêm khắc bao nhiêu thì đòi hỏi giáo viên càng phải ứng xử sư phạm tế nhị bấy nhiêu, điều đó cũng không có
nghĩa là dễ dãi trong kiểm tra, đánh giá vì như thế cũng sẽ tạo tâm lý ỷ lại và thái độ học tập không nghiêm túc.
1.2.2.2. Đánh giá kết quả học tập tác động đến phương pháp học tập của học sinh
Việc kiểm tra, đánh giá với những hình thức, phương pháp cụ thể sẽ tác động lớn đến việc hình thành, thay đổi phương pháp học của học sinh. Nếu việc đánh giá chỉ tập trung chủ yếu vào các lần kiểm tra định kỳ theo qui định và xem đó là kết quả quyết định năng lực học tập của học sinh với hình thức thi viết là chủ yếu thì học sinh chỉ học vẹt những nội dung trong sách giáo khoa và học tủ để đối phó với các kỳ thi thậm chí hình thành nên thói quen quay cóp; như vậy, học sinh sẽ rất thụ động, không phát huy hết khả năng của mình.
Do đó, việc kiểm tra, đánh giá có tác động phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh được thực hiện thông qua việc do tác động của phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá mà học sinh sẽ thay đổi phương pháp học tập của mình cho phù hợp. Nếu đánh giá được giáo viên thực hiện trong suốt quá trình dạy học, đánh giá thường xuyên chứ không chỉ chú trọng vào các lần kiểm tra, thi và việc kiểm tra, đánh giá không chỉ đơn thuần là tái hiện lại kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa một cách máy móc mà đòi hỏi sự vận dụng sáng tạo bài học vào thực tiễn và đòi hỏi học sinh phải tư duy như vậy sẽ khuyến khích, giúp học sinh hình thành thói quen chủ động trong học tập, thể hiện suy nghĩ, sự sáng tạo của mình chứ không rập khuôn theo kiến thức sách vở, tất nhiên đó cũng chính là những kiến thức trọng tâm, cơ bản mà các em phải nắm để vận dụng vào thực tiễn cuộc sống nhưng không có nghĩa đó là yếu tố quyết định hoàn toàn kết quả học tập, nhất là đối với môn giáo dục công dân với tính thực tiễn và giáo dục cao; nếu làm được điều đó sẽ góp phần làm giảm áp lực trong thi cử, tạo động lực cho phấn học sinh đấu trong suốt quá trình học tập, góp phần thực hiện thắng lợi các cuộc vận động mà Bộ giáo dục và đào tạo phát động.
1.2.2.3. Đánh giá kết quả học tập tác động đến cách dạy của giáo viên
Kiểm tra, đánh giá không chỉ tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh; góp phần hình thành, thay đổi phương pháp học của học sinh mà còn có tác động to lớn đến sự điều chỉnh cách dạy của giáo viên. Kiểm tra, đánh giá phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh thông qua vai trò đối với cách dạy của giáo viên.
Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại lẫn nhau. Như đã nói ở phần trên, kiểm tra, đánh giá sẽ cung cấp cho giáo viên những thông tin “liên hệ ngược ngoài”, giúp người thầy điều chỉnh hoạt động dạy của mình cho phù hợp. Nếu thực hiện cách đánh giá theo truyền thống (chú trọng đến các kỳ thi, yêu cầu tái hiện kiến thức là chủ yếu) thì giáo viên chỉ cần thực hiện phương pháp dạy truyền thống, truyền đạt một chiều những kiến thức có sẵn bằng phương pháp thuyết trình là chủ yếu. Cách dạy đó sẽ làm học sinh thụ động, không phát huy được khả năng của mình trong quá trình học tập, chính vì vậy một yêu cầu đặt ra là phải thay đổi cách kiểm tra, đánh giá. Nếu việc đánh giá chú trọng đến cả quá trình học của học sinh, mục tiêu đánh giá chú trọng cả về kiến thức, kỹ năng, thái độ đặc biệt là sự vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống thì đòi hỏi giáo viên cũng phải thay đổi cách dạy của mình, ngoài việc cung cấp những kiến thức có sẵn thì giáo viên phải mở rộng, liên hệ nhiều đến thực tiễn làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động với sự kết hợp nhiều phương pháp chứ không chỉ đơn thuần là thuyết trình và đọc chép như trước đây qua đó sự tích cực, sáng tạo của học sinh cũng dần dần được phát huy. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa giáo viên là người làm tất cả mọi thứ để phục vụ cho quá trình học tập mà giáo viên chỉ là người tổ chức, định hướng để học sinh tự tìm tòi, sáng tạo; phải đặt học sinh vào vị trí trung tâm, các em phải là người chủ động trong việc tiếp thu kiến thức; hiện nay chúng ta đã và đang tiến hành đổi mới phương pháp dạy học bước đầu đạt được những kết quả nhất định đây cũng là
điều kiện tốt hỗ trợ cho việc đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Như vậy chỉ có thể đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và phương thức đánh giá thì mới có thể giú học sinh phải có ý thức phấn đấu, chủ động trong quá trình học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình.
Như vậy, đánh giá kết quả học tập có ý nghĩa rất quan trọng, nó không chỉ đơn thuần là nhận định thực trạng của, học sinh định hướng điều chỉnh hoạt động của học sinh mà qua đó còn cung cấp những thông tin cần thiết giúp người giáo viên nhận định thực trạng và định hướng điều chỉnh hoạt động dạy của mình. Sở dĩ, đánh giá kết quả học tập của có ý học sinh nghĩa như vậy vì nó góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh; thông qua công tác đánh giá sẽ tác động đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh; tác động đến phương pháp học tập của học sinh và tác động đến cách dạy của giáo viên.
Kết luận chương 1
Mọi hoạt động của con người muốn biết được kết quả đạt được đến đâu phải thông qua quá trình kiểm tra, đánh giá. Tuy nhiên, để phản ánh đúng, chính xác kết quả đạt được của các chủ thể thì không phải cách kiểm tra, đánh giá nào cũng đều mang lại hiệu quả như nhau; tùy vào đặc trưng của các hoạt động mà việc đưa ra cách đánh giá sẽ được thực hiện có vai trò quyết định. Trong hoạt động dạy học công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là một khâu rất quan trọng nhưng cũng là công việc khó khăn, phức tạp bởi vì sản phẩm của nó là những con người được giáo dục với các tiêu chí về trình độ tri thức, kỹ năng, thái độ.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia vào quá trình dạy học bao gồm cả người dạy, người học và những người làm công tác quản lý giáo dục. Đối với người dạy, thông qua kiểm tra đánh giá có thể rút ra được mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những gì chưa làm được cần được điều chỉnh, hoàn thiện việc kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh. Đối với người học, thông qua quá trình đánh giá họ sẽ biết được mức độ về
kiến thức, kỹ năng của mình đạt được đến đâu, thể hiện bằng điểm số hoặc xếp loại. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của người học, đồng thời, giúp người học phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức cần được bù đắp và thay đổi phương pháp học tập tích cực, hiệu quả hơn. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cũng có vai trò cung cấp những thông tin cần thiết cho những người quản lý giáo dục, giúp họ có được cơ sở để định hướng, chỉ đạo quá trình đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
Chương 2