thức thi, kiểm tra theo hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.3.1.Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh nội dung thi, kiểm tra
Theo quy định chung của Bộ giáo dục và đào tạo, cụ thể là theo thông tư 58 về đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và Trung học phổ thông, hiện nay đối với các môn học nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng đều lấy kết quả các bài kiểm tra làm yếu tố quyết định để đánh giá năng lực của học sinh. Do vậy, để đảm bảo cách đánh giá này phản ánh đúng và chính xác năng lực học tập của học sinh thì chúng ta phải tiến hành đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức kiểm tra nhất là thi vì theo qui định của thông tư 58 điểm thi (kiểm tra
cuối học kỳ) có hệ số cao nhất, do vậy với các bài thi phải đảm bảo thật phù hợp về nội dung và hình thức.
Đổi mới nội dung kiểm tra, thi là một vấn đề hết sức cần thiết. Nội dung kiểm tra, thi phản ánh cách dạy, cách khai thác nội dung trong sách giáo khoa của giáo viên được thể hiện hiện trong quá trình dạy học. Nếu trước đây, giáo viên chủ yếu truyền đạt một chiều trên cơ sở nội dung có sẵn trong sách và lối học đọc - chép vẫn còn thì nội dung kiểm tra chỉ chủ yếu là tái hiện lại những gì mà học sinh đã được học trong sách; nhưng hiện nay để thực hiện quan điểm lấy học sinh làm trung tâm và để các em phát huy tính tích cực, sáng tạo trong học tập thì việc đổi mới nội dung thi, kiểm tra là vấn đề tất yếu, nội dung kiểm tra nhất là các bài thi không chỉ là những kiến thức mà các em được học trong sách mà còn phải kiểm tra các em đã hiểu được gì qua các bài học đó và vận dụng như thế nào để giải quyết những vấn đề diễn ra trong cuộc sống từ đó có những giải pháp để thay đổi cách dạy cho phù hợp hơn, đồng thời giúp các em khắc phục những gì chưa đạt được và phát huy những mặt mạnh của mình.
Do yêu cầu đó, nội dung kiểm tra ngoài việc phải chính xác còn phải phong phú và phù hợp với từng đối tượng người học, nói cách khác nội dung kiểm tra phải đảm bảo được tính chính xác, khoa học và phải kiểm tra toàn diện và phân loại được học sinh. Để đảm bảo tính chính xác và khoa học, nội dung kiểm tra phải căn cứ vào Chuẩn kiến thức và kỹ năng, trên cơ sở đó xác định những nội dung tương ứng với các cấp độ nhận thức nhận biết, thông hiểu và vận dụng.
Đối với câu hỏi có nội dung nhận biết là loại câu hỏi chỉ yêu cầu học sinh nhớ lại những gì đã được học và trình bày lại giống như vậy.
Ví dụ:Em hãy cho biết thế nào là thực hiện pháp luật?
Câu hỏi có nội dung ở mức độ thông hiểu là loại câu hỏi yêu cầu học sinh dùng ngôn ngữ riêng để trình bày lại kiến thức đã học, tự rút ra kết luận hoặc nhận xét, đánh giá, giải thích,… về một vấn đề nào đó.
Ví dụ:Em hãy phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình.
Vận dụng chia thành hai cấp độ là vận dụng bậc thấp và vận dụng bậc cao. Vận dụng bậc thấp là loại câu hỏi yêu cầu học sinh có thể hiểu được nội dung bài học ở cấp độ cao hơn “thông hiểu” và có thể vận dụng chúng để tổ chức lại các thông tin đã được trình bày giống với bài giảng của giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, hoặc có thể từ nội dung bài học liên hệ, đánh giá, lấy ví dụ trong thực tế cho phù hợp với lứa tuổi.
Ví dụ: Quy luật cung - cầu ảnh hưởng như thế nào đến giá cả thị trường? Em hãy lấy 1 ví dụ để chứng minh sự ảnh hưởng đó.
Câu hỏi tự luận có mức độ vận dụng bậc cao là loại câu hỏi yêu cầu học sinh có thể hiểu nội dung đã học ở mức độ cao để có thể liên hệ, lý giải, đánh giá một vấn đề trong thực tế và đưa ra cách ứng xử phù hợp trong một tình huống cụ thể.
Ví dụ: Cho một tình huống sau:
Bình vừa tròn 17 tuổi thì nhận được giấy yêu cầu đến Ban chỉ huy quân sự huyện để đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Mẹ Bình không đồng ý cho Bình đi vì cho rằng: Bình chưa đủ 18 tuổi và con trai mình còn đang đi học nên chưa phải đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Hỏi:
1/ Theo em, mẹ Bình nói vậy là đúng hay sai? Vì sao? 2/ Nếu là Bình, em sẽ làm gì?
Ví dụ: Học vấn không có quê hương nhưng người học vấn phải có Tổ Quốc. Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên!
Ví dụ: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá. Hoạt động cạnh tranh luôn tồn tại như là một tất yếu của nền kinh tế thị trường. Có quan điểm cho rằng: “Cạnh tranh là tạo ra sự khác biệt”.
Ví dụ: XaLuan.com, ngày 07/10/2013, trong bài “Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập thành phố Vinh” đã viết: “...Đây là dấu mốc lịch sử có ý nghĩa hết sức quan trọng đánh dấu chặng đường 50 năm "chiến đấu, xây dựng và phát triển"...”
Hỏi: Em biết gì về Thành phố Vinh?
Cho phép học sinh được lựa chọn sự kiện, nhân vật, vấn đề chính trị, đạo đức, xã hội yêu thích hoặc nổi bật... để trình bày quan điểm, hiểu biết của bản thân
Từ câu chuyện, tình huống, bài viết… học sinh cảm nhận và bộc lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của mình:
Ví dụ 1: Ngày 08/3/2013, chùm ảnh “Mẹ ơi con bất hiếu” trên facebook của thầy giáo Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh) đã gây xúc động cho người đọc. Đây là lời dẫn của một số bức ảnh:
- Bạn xấu hổ: “Vì sao mẹ không đẹp, không sang bằng mẹ đứa khác” Nhưng bạn có biết tóc mẹ bạc để tóc bạn được xanh, tay chân mẹ nứt nẻ để da dẻ bạn được hồng hào trắng trẻo?
- Bạn chê đồ ăn của mẹ: “Nấu kiểu gì mà mặn quá, mất hết cả hứng” Nhưng đã bao giờ bạn cảm ơn Người vì một bữa ăn ngon?
- Bạn bực bội: “Đi học quá cực khổ” Nhưng bạn có biết mẹ đang phải làm gì ngoài kia để bạn được ngồi trên chiếc ghế sạch sẽ của nhà trường?
- Hãy thử tưởng tượng xem, một hôm đi học về, căn nhà của bạn im lìm trống trải, mẹ không còn tồn tại nữa. Bạn sẽ cảm thấy thế nào?”
Hỏi: Cảm xúc, suy nghĩ của em khi đọc những nội dung trên?
Trên cơ sở đó, giáo viên phải xây dựng nội dung như thế nào cho phù hợp đồng thời phải có sự phân hóa mức độ cho các đối tượng học sinh khác nhau nhằm khuyến khích học sinh phấn đấu vươn lên. Thông thường, đề kiểm tra phải phù hợp với số đông học sinh và dành một số nội dung cho học sinh khá và giỏi (khoảng 25% tổng số điểm). Nhưng bản thân thiết nghĩ nếu chúng ta chỉ dành
25% tổng số điểm dành cho học sinh khá và giỏi thì cũng không thể khắc phục được tình trạng ỷ lại vào số điểm còn lại vì chỉ cần học nội dung trong sách thì đã đảm bảo trên trung bình như vậy các em cũng sẽ không chủ động tìm tòi, suy nghĩ để có thể hiểu rõ vấn đề, do vậy việc dành một phần lớn số điểm cho việc trả lời câu hỏi theo cách hiểu và xử lý tình huống của học sinh là một việc làm cần thiết góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, khắc phục tình trạng học sinh “học vẹt” những nội dung có sẵn trong sách.
3.2.3.2. Kết hợp các hình thức thi, kiểm tra
Theo công văn số 8382/BGD&ĐT-GDTH, ngày 14/12/2011 của Bộ giáo dục và đào tạo việc đánh giá xếp loại học sinh trung học được thực hiện theo quy chế đánh giá xếp loại học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông ban hành theo Thông tư số 58/TT-BGD&ĐT, ngày 12/12/2011 của Bộ về quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và trung học phổ thông thì có 03 hình thức kiểm tra là kiểm tra miệng (kiểm tra bằng hỏi đáp), kiểm tra viết và kiểm tra thực hành. Đối với môn Giáo dục công dân thì hình thức chủ yếu được áp dụng là kiểm tra miệng và kiểm tra viết. Hình thức kiểm tra miệng thường được áp dụng với loại kiểm tra thường xuyên học sinh và kiểm tra viết được áp dụng cho các bài kiểm tra dưới 1 tiết (15 phút) và kiểm tra định kỳ (kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ và kiểm tra cuối học kỳ). Đối với môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông, đánh giá chủ yếu được thực hiện thông qua các bài kiểm tra do vậy để đánh giá chính xác năng lực của học sinh đồng thời thực hiện vai trò của đánh giá là nhằm phát triển năng lực của học sinh nên bên cạnh việc đổi mới nội dung thi, kiểm tra thì kết hợp nhiều hình thức thi, kiểm tra là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng.
Đối với hình thức kiểm tra miệng, mặc dù hiện nay giáo viên dạy bộ môn giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã vận dụng linh hoạt hình thức kiểm tra này ở chỗ nó không chỉ được dùng để kiểm tra bài cũ mà còn được sử dụng trong suốt quá trình dạy bài mới để đánh giá kiến thức, mở rộng của học
sinh và tất nhiên tất cả đều được quy về thang điểm 10. Thông qua cách thực hiện đó cũng đã thúc đẩy học sinh xây dựng bài tích cực hơn và suy nghĩ tìm tòi những vấn đề mới có liên quan đến nội dung bài học nhưng nhìn chung cách thức thực hiện còn cứng nhắc, vẫn là giáo viên là người nêu câu hỏi và đặt vấn đề cho học sinh và nội dung chưa phong phú. Hình thức này được áp dụng thường xuyên trong suốt quá trình dạy học do đó sẽ đánh giá được một cách toàn diện học sinh, bản thân thiết nghĩ cần đa dạng trong cách thức thực hiện hình thức này để nó phát huy hơn nữa vai trò của mình trong công tác đánh giá, chẳng hạn thay vì trước đây giáo viên luôn là người chủ động thì chúng ta có thể tạo điều kiện cho học sinh đánh giá lẫn nhau bằng cách khi kiểm tra bài cũ, có thể gọi hai học sinh để một em đặt câu hỏi xung quanh nội dung bài học và một học sinh trả lời sau đó để học sinh tự đánh giá cho điểm và cuối cùng giáo viên nhận xét và cho điểm nếu điểm số mà các em tự cho không phù hợp; hoặc là trong quá trình dạy bài mới thay vì giáo viên nêu vấn đề thì chúng ta khuyến khích học sinh tự tìm vấn đề mới có liên quan và cho điểm đối với các phát hiện thú vị, như vậy sẽ làm cho lớp học sinh chủ động hơn và đánh giá được khả năng của học sinh chính xác hơn.
Đối với hình thức kiểm tra viết được áp dụng cho bài kiểm tra 15 phút, một tiết giữa học kỳ và kiểm tra cuối học kỳ: hiện nay đối với môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ thì giáo viên dạy bộ môn vẫn áp dụng hình thức kiểm tra tự luận theo sự hướng dẫn công văn số 5842/BGD&ĐT ngày 01/09/2011. Thực tế cho thấy, chỉ áp dụng hình thức tự luận đối với bài kiểm tra có điểm số quyết định năng lực học tập của học sinh như hiện nay dẫn đến nhiều bất cập như quay cóp, chưa đánh giá toàn diện, chính xác năng lực của học sinh. Chính vì vậy, cần đổi mới các hình thức đề kiểm tra, kết hợp giữa hình thức trắc nghiệm khách quan và hình thức tự luận trong đó chú ý đến sự kết hợp một cách hợp lý giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong đề kiểm tra vì bản thân mỗi hình thức đánh giá đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, nếu
thực hiện đánh giá thông qua các bài kiểm tra là chủ yếu thì việc kết hợp một cách hợp lý giữa hai hình thức trên là việc làm rất cần thiết để chúng bổ sung cho nhau giúp cho đề kiểm tra được hoàn thiện hơn. Tất nhiên việc kết hợp hai hình thức trên có hiệu quả hay không còn tùy thuộc vào đặc trưng của từng bộ môn, Chính vì vậy đối với môn giáo dục công dân hoàn toàn có thể thực hiện cách kết hợp đó.
Tự luận là hình thức kiểm tra quen thuộc, được xem là hình thức kiểm tra truyền thống, sử dụng rộng rãi trong kiểm tra, đánh giá của các môn học. Câu hỏi tự luận có ưu điểm là người ra đề mất ít thời gian ra đề và dễ dàng đưa ra câu hỏi; Nếu sử dụng một cách hợp lý, câu hỏi tự luận có thể đánh giá được các cấp độ tư duy ở mức độ cao và khả năng viết của học sinh; đồng thời, câu hỏi tự luận còn giúp giáo viên dễ dàng nhận thấy những nhược điểm, hạn chế trong nhận thức, thái độ cũng như trong tư duy của học sinh để kịp thời điều chỉnh việc dạy và học. Bên cạnh đó, hình thức tự luận cũng có những hạn chế như: Câu hỏi tự luận thường chỉ kiểm tra được nội dung đã học trong một phạm vi hẹp và học sinh mất nhiều thời gian để trả lời cho một câu hỏi; các câu trả lời của học sinh có thể rất đa dạng, giáo viên mất nhiều thời gian chấm bài nên việc đánh giá có thể thiếu chính xác.
Câu hỏi trắc nghiệm khách quan là một phương tiện đo lường khả năng học tập của học sinh một cách tương đối chính xác nhờ số điểm được quyết định do bài trắc nghiệm tạo ra, không bị chi phối bởi tác động của người chấm bài. Hiện nay có 04 loại trắc nghiệm phổ biến đó là trắc nghiệm khách quan dạng nhiều lựa chọn, trắc nghiệm khách quan dạng đúng - sai, trắc nghiệm khách quan dạng ghép đôi, trắc nghiệm khách quan dạng điền khuyết. Trắc nghiệm khách quan có những ưu điểm như chấm bài nhanh, chính xác; cung cấp phản hồi nhanh về kết quả học tập của học sinh, có thể kiểm tra trên diện rộng trong một thời gian ngắn, góp phần rèn luyện kỹ năng dự đoán, ước lượng, lựa chọn phương án nhanh; tạo cơ hội cho học sinh tự đánh giá khi giáo viên công bố đáp
án và biểu điểm; nếu việc soạn đề, tổ chức kiểm tra thích hợp thì học sinh hoàn toàn không thể quay cóp. Tuy nhiên, bản thân hình thức trắc nghiệm khách quan cũng tồn tại những hạn chế nhất định cần bổ sung để hoàn thiện bằng một hình thức khác đó là tự luận, những hạn chế đó là khó đánh giá những mức độ nhận thức cao như phân tích, chứng minh, tổng hợp…; dễ xảy ra lựa chọn cảm tính, đoán mò; soạn đề kiểm tra khó, mất nhiều thời gian; không tạo điều kiện cho học sinh tự phát hiện và giải quyết vấn đề; nếu nhiều học sinh làm chung một đề thì khả năng quay cóp rất cao. Do vậy, việc kết hợp hai hình thức trên là vấn đề cần thiết và phù hợp đối với bộ môn.
Ngoài ra, bản thân thiết nghĩ đối với môn giáo dục công dân vì nó là môn học gắn liền với thực tiễn và có tính giáo dục cao nên việc kiểm tra, thi có thể thực hiện các hình thức khác như sử dụng phổ biến hơn hình thức quan sát hoạt động của học sinh; hình thức đánh giá thông qua các hoạt động ngoài lớp, rèn luyện trong cuộc sống hàng ngày. Nếu thực hiện được các hình thức đánh giá đó sẽ góp phần đánh giá học sinh một cách toàn diện đồng thời góp phần phát huy tốt vai trò của giáo dục công dân trong việc giáo dục học sinh. Tuy nhiên để