học môn Giáo dục công dân hiện nay
Nằm trong lộ trình đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học trong đó phát triển năng lực học sinh - yêu cầu tất yếu.
Vậy năng lực là gì? Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống. Dạy học phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy, dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp, liên môn.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan vào quá trình dạy học các môn học như: tích hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông…
Vậy yêu cầu cơ bản về nội dung, phương pháp, quy trình trong dạy học theo hướng phát triển năng lực.
Lựa chọn nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn.
Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện mức độ tiến bộ của học sinh một cách liên tục.
Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học
Sử dụng các điều kiện về cơ sở vật chất trong trường như: phòng thí nghiệm, thư viện…
Khai thác các điều kiện bên ngoài trường như: các trường đại học, cao đẳng; cơ sở nghiên cứu; di tích lịch sử, di sản văn hóa; internet
Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh tự học. Chú trọng phát triển khả năng giao tiếp, giải quyết vấn đề. Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực…
Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn