Tăng cường công tác quản lý và điều kiện cơ vật chất đáp ứng yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 100)

yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Giáo dục công dân

Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, địa phương. Phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nhất là về chương trình, nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo của nước ngoài tại Việt Nam.

Chuẩn hóa các điều kiện bảo đảm chất lượng và quản lý quá trình đào tạo. Đổi mới cơ chế tiếp nhận và xử lý thông tin trong quản lý giáo dục, đào tạo. Thực hiện cơ chế người học tham gia đánh giá hoạt động giáo dục, đào tạo; nhà giáo tham gia đánh giá cán bộ quản lý; cơ sở giáo dục, đào tạo tham gia đánh giá cơ quan quản lý nhà nước.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo. Phát triển hệ thống trường sư phạm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ưu tiên đầu tư xây dựng một số trường sư phạm, trường sư phạm kỹ thuật trọng điểm; khắc phục tình trạng phân tán trong hệ thống các cơ sở đào tạo nhà giáo. Có cơ chế tuyển sinh và cử tuyển riêng để tuyển chọn được những người có phẩm chất, năng lực phù hợp vào ngành sư phạm.

Việc tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phải trên cơ sở đánh giá năng lực, đạo đức nghề nghiệp và hiệu quả công tác. Có chế độ ưu đãi và quy định tuổi nghỉ hưu hợp lý đối với nhà giáo có trình độ cao; có cơ chế miễn nhiệm, bố trí công việc khác hoặc kiên quyết đưa ra khỏi ngành đối với những người không đủ phẩm chất, năng lực, không đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Lương của nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy theo tính chất công việc, theo vùng.

Đẩy mạnh xã hội hóa, có chính sách khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của người học, người sử dụng lao động và cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với các ngành đào tạo có khả

năng xã hội hóa cao, ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và khuyến khích tài năng. Tiến tới bình đẳng về quyền được nhận hỗ trợ của Nhà nước đối với người học ở trường công lập và trường ngoài công lập. Tiếp tục hoàn thiện chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số và cơ chế tín dụng cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay để học. Khuyến khích hình thành các quỹ học bổng, khuyến học, khuyến tài, giúp học sinh, sinh viên nghèo học giỏi. Tôn vinh, khen thưởng xứng đáng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc và đóng góp nổi bật cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tiếp tục thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học; có chính sách hỗ trợ để có mặt bằng xây dựng trường. Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là hạ tầng công nghệ thông tin.

Trong điều kiện thực tế hiện nay điều kiện về cơ sở vật chất các nhà trường Trung học Phổ thông vùng Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An tạm đáp ứng các yêu cầu hoạt động dạy - học và thể dục thể thao của trường, nhưng để hoàn chỉnh cơ sở vật chất cho các nhà trường, đảm bảo các quy định về môi trường sư phạm và có kế hoạch phát triển cơ sở vật chất thích hợp theo chủ trương của ngành thì còn rất nhiều thiếu thốn, chưa đạt yêu cầu.

Vì vậy cần tăng cường cơ sở vật chất cho các trường trong đó chú trọng các phòng thí nghiệm, phòng chuyên môn, nhà đa chức năng và phòng nghe (Dùng cho dạy và học ngoại ngữ) chưa có hoặc có chỉ là tận dụng lại các phòng cũ. Vì vậy để bảo đảm cho đổi mới giáo dục các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Tân Kỳ cần phải đầu tư nhằm tăng cường cơ sở vật chất. Bảo đảm đến năm 2020 số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học.

Kết luận chương 3

Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn giáo dục công dân trong nhà trường trung học phổ thông, cần đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức, quản lý dạy học, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất..., trong đó cần chú

trọng đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trước hết, cần nâng cao nhận thức về tính tất yếu đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Cần xác định những yêu cầu và tiêu chí cụ thể trong đánh giá; đổi mới nội dung thi, kiểm tra cũng như kết hợp các hình thức thi, kiểm tra một cách hợp lý. Bản thân giáo viên cần đổi nhận thức và thực hiện nghiêm túc cách nhận xét và chấm điểm.

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ là trách nhiệm riêng của giáo viên trực tiếp dạy môn giáo dục công dân mà còn đòi hỏi sự chuyển biến trong nhận thức và hoạt động học tập của bản thân học sinh cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện của tất cả các lực lượng giáo dục và cộng đồng xã hội.

KẾT LUẬN

Môn Giáo dục công dân có vị trí, vai trò rất quan trọng trong việc đào tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện nay và trong hệ thống các môn học, môn Giáo dục công dân giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức và hành vi người công dân, phát triển tâm lực và nhân cách con người. Giáo dục công dân truyền tải cho người học những giá trị, chuẩn mực của xã hội để họ trở thành những con người toàn diện, biết sống và biết tôn trọng người khác, thành công dân có ích cho cộng đồng, xã hội.

Tuy nhiên, trong các trường Trung học Phổ thông hiện nay, môn học này chưa được chú trọng đúng mức; còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là những hạn chế về nội dung chương trình và phương pháp dạy học, trong đó có khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển năng lực học sinh. Hoạt động này tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia vào quá trình dạy học bao gồm cả người dạy, người học và những người làm công tác quản lý giáo dục. Đối với người dạy, thông qua kiểm tra đánh giá có thể rút ra được mặt tích cực để tiếp tục phát huy và những gì chưa làm được cần được điều chỉnh, hoàn thiện việc kiểm tra đánh giá nhằm phát triển năng lực học sinh. Đối với người học, thông qua quá trình đánh giá họ sẽ biết được mức độ về kiến thức, kỹ năng của mình đạt được đến đâu, thể hiện bằng điểm số hoặc xếp loại. Điều này ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ của người học, đồng thời, giúp người học phát hiện ra những lỗ hổng kiến thức cần được bù đắp và thay đổi phương pháp học tập tích cực, hiệu quả hơn. Đánh giá kết quả học tập cũng có vai trò cung cấp những thông tin cần thiết cho những người quản lý giáo dục, giúp họ có được cơ sở để định hướng, chỉ đạo quá trình đổi mới dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh.

Thời gian qua, giáo viên dạy học bộ môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ đã tích cực đổi mới phương pháp dạy học, chú trọng đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh. Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh phần nào được chú ý áp dụng phù hợp với đặc thù của bộ môn và của từng trường trên địa bàn huyện, do đó bước đầu đã mang lại những kết quả nhất định, góp phần phát triển năng lực học sinh. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đánh giá kết quả học tập của học sinh còn có những hạn chế nhất định, chưa phát triển năng lực người học. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhận thức đến tổ chức hoạt động; từ phía người dạy lẫn phía người học; từ phía nhà trường lẫn phía các cấp quản lý giáo dục. Do vậy, cần đổi mới mạnh mẽ, toàn diện hơn nữa phương thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực của học sinh.

Nhằm đổi mới phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, cần thực hiện các giải pháp chủ yếu như: nâng cao nhận thức về tính tất yếu đổi mới phương thức đánh giá kết quả học tập của học sinh; xác định những yêu cầu và tiêu chí cụ thể trong đánh giá; đổi mới nội dung thi, kiểm tra cũng như kết hợp các hình thức thi, kiểm tra một cách hợp lý; đổi mới cách nhận xét và chấm điểm.

Đổi mới phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh không chỉ là trách nhiệm riêng của giáo viên trực tiếp dạy môn Giáo dục công dân mà còn đòi hỏi sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hoạt động học tập của bản thân học sinh cũng như sự quan tâm, tạo điều kiện của tất cả các lực lượng giáo dục.

Những giải pháp luận văn đưa ra chưa phải là tất cả, song đó là những giải pháp chủ yếu và cần được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện. Có như vậy mới đổi mới được phương thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Tân Kỳ nói riêng và trong tỉnh Nghệ An cũng như cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w