dục công dân
Hiện nay, đánh giá kết quả học tập của học sinh đối với các môn học trong đó có môn giáo dục công dân chủ yếu được thực hiện thông qua các bài kiểm tra theo qui định; do đó, bên cạnh việc đổi mới nội dung và kết thợp nhiều hình thức thi, kiểm tra thì việc nhận xét và cách chấm điểm cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng để công tác đánh giá phát huy được vai trò của mình nhất là đối với việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh. Nhưng trên thực tế việc nhận xét và chấm điểm đối với các bài kiểm tra và đối với hoạt động của học sinh đã không được quan tâm đúng mức và thực hiện một cách cứng nhắc. Chính vì vậy cần có những thay đổi cần thiết trong thời gian tới đối với hoạt động nhận xét và chấm điểm kết quả học tập của học sinh.
Đổi mới cách nhận xét:
Quá trình đánh giá gồm bốn bước: đo, lượng giá, đánh giá và ra quyết định. Đối với tất cả các môn học hiện nay hầu như giáo viên chỉ mới thực hiện lượng giá rồi ra quyết định chứ chưa tiến hành đánh giá. Để thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh thì việc phê nhận xét cho bài làm của học sinh là một việc làm rất cần thiết và quan trọng. Nhưng qua khảo sát cho thấy tất cả giáo viên dạy học môn Giáo dục công dân trên địa bàn huyện Tân Kỳ đều ít phê nhận xét đối với bài kiểm tra của học sinh, và trên thực tế đối với môn Giáo dục
công dân theo phân phối chương trình không có tiết trả bài kiểm tra; do vậy, mặc dù giáo viên có trả và sửa bài kiểm tra thì cũng không thể nhận xét hết về bài làm của học sinh là những nhận xét chung chung. Đồng thời, thực tế cho thấy không riêng gì để giúp các em tìm ra những ưu điểm và hạn chế của mình hoặc có thì cũng chỉ môn Giáo dục công dân mà hầu hết tất cả các môn học ở trường Trung học Phổ thông đều không thực hiện bước này của quy trình đánh giá. Đây là một hạn chế lớn và cũng là một nguyên nhân làm cho việc tạo điều kiện để phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh gặp nhiều khó khăn.
Để góp phần phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình, bản thân thiết nghĩ trong thời gian tới chúng ta cần thực hiện các giải pháp sau:
Trước hết cấp quản lý cần có sự hướng dẫn, chỉ đạo để thực hiện thống nhất về việc quy định tiết trả bài và sửa bài kiểm tra. Theo phân phối chương trình trung học phổ thông đối với môn Giáo dục công dân thì mỗi khối trong mỗi học kỳ đều có 01 tiết dự phòng, mỗi giáo viên cũng có thể tự lấy tiết này làm tiết trả bài kiểm tra nhưng như vậy việc thực hiện sẽ không thống nhất, đồng bộ và giáo viên sẽ gặp khó khăn vì không thực hiện theo phân phối chương trình khi tổ trưởng các tổ chuyên môn phê duyệt giáo án hoặc dự giờ, do đó cần có quy định về việc phê nhận xét một cách cụ thể về bài làm của học sinh và sửa bài kiểm tra; việc sắp xếp lại phân phối chương trình sau cho sau mỗi tiết kiểm tra giữa học kỳ và kiểm tra cuối học kỳ có 01 tiết trả bài là việc hết sức cần thiết. Đồng thời, cần phổ biến những kiến thức cơ bản và cách thức thực hiện về đánh giá kết quả học tập theo hướng đổi mới cho giáo viên để giáo viên thực hiện đầy đủ những yêu cầu theo quy định, trong đó có việc phê nhận xét đối với các bài kiểm tra.
Đối với giáo viên, bản thân mỗi giáo viên cần nghiêm túc trong việc nhận xét bài làm của học sinh, chú trọng đến việc chỉ ra những hạn chế hoặc thông qua các tiết kiểm tra giúp học sinh tự tìm ra những hạn chế của mình;
đồng thời, giáo viên dạy học bộ môn có trách nhiệm vô cùng quan trọng là giúp học sinh dần dần khắc phục những hạn chế đó. Đây là việc làm rất khó khăn với giáo viên phụ trách dạy một số lượng lớn học sinh; nhưng nếu làm được điều đó sẽ giúp học sinh chủ động, có trách nhiệm hơn đối với việc học tập của bản thân. Một điều cần lưu ý là chúng ta phải nhận xét một cách cụ thể về hạn chế của học sinh chứ không phải là nhận xét chung chung, nếu không làm được điều đó thì cho dù có chú trọng đến việc nhận xét cũng không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Đổi mới cách chấm điểm:
Hiện nay, đối với các môn học ở trường trung học phổ thông nói chung và môn giáo dục công dân nói riêng đều thực hiện thang điểm đánh là là 10 và điểm số của các bài kiểm tra là mang tính quyết định nhất là đối với bài kiểm tra cuối học kỳ (nhân hệ số 3), chính vì thực trạng đó chúng ta không thể khắc phục tình trạng học vẹt, quay cóp; học sinh sẽ luôn tìm hy vọng ở các “phao cứu trợ” khi cần thiết, cũng chính vì lý do đó sẽ dẫn đến sự thụ động, tâm lý ỷ lại ở một bộ phận không nhỏ học sinh nhất là các em học sinh yếu. Do đó, cùng với việc đổi mới nội dung thì đổi mới cách chấm điểm là vấn đề quan trọng góp phần phát triển năng lực của học sinh.
Chúng ta có thể vẫn giữ thang điểm đánh giá như cũ (thang điểm 10) để thuận tiện trong việc xếp loại học sinh nhưng điểm số không chỉ tập trung vào các bài kiểm tra theo quy định (kiểm tra miệng, kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết giữa học kỳ và kiểm tra cuối học kỳ). Thay vì theo quy định thì có 4 cột điểm dựa trên điểm số các bài kiểm tra thì chúng ta có thể cũng chỉ lấy 4 cột điểm theo quy định nhưng giáo viên có thể thay đổi cách chấm điểm bằng cách cho điểm cộng (+) hoặc trừ (-) để đánh giá học sinh trong suốt quá trình học tập thông qua việc tích cực phát biểu xây dựng bài của học sinh, việc chuẩn bị bài,
việc phát hiện ra những vấn đề mới,… Và số điểm này cũng được cộng hoặc trừ vào các cột điểm miệng và điểm 15 phút.
Theo quy định của thông tư 58 của Bộ giáo dục và đào tạo thì số lần kiểm tra thường xuyên đối với môn học có từ 01 tiết trở xuống là ít nhất 02 lần, quy định đó tương ứng với số cột kiểm tra thường xuyên ít nhất là hai cột. Với đặc thù của bộ môn, để có thể kết hợp được nhận xét của các lực lượng khác trong đánh giá học sinh chúng ta có thể lượng hóa các nhận xét bằng điểm số cụ thể và thêm một cột điểm kiểm tra thường xuyên nữa để ghi nhận số điểm này. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, đồng thời cũng phù hợp với đặc thù của bộ môn giáo dục công dân.
Nếu làm được điều đó, tin chắc rằng học sinh sẽ chủ động, sáng tạo hơn trong học tập và có tâm lý thoải mái hơn vì nó giảm bớt áp lực thi cử và qua đó cũng khắc phục được tình trạng học vẹt, quay cóp trong thi, kiểm tra.