Khái quát về các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 51)

2.1. Khái quát về các trường Trung học Phổ thông và tình hình dạyhọc môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Tân học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Khái quát về các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ,tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An

- Khái quát về huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An

Huyện Tân Kỳ có tọa độ từ 18058’ đến 19032’ vĩ độ Bắc và từ 105002’ đến 105014’ kinh độ Đông. Phía Bắc huyện Tân Kỳ giáp với huyện Nghĩa Đàn và huyện Quỳ Hợp, phía Nam và Đông Nam giáp với huyện Đô Lương và huyện Anh Sơn, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Yên Thành và một phần huyện Quỳnh Lưu; phía Tây và Tây Nam giáp với huyện Anh Sơn.

Tân Kỳ có diện tích tự nhiên là 72.890,23 ha. Nếu xét về diện tích tự nhiên, huyện Tân Kỳ có diện tích tự nhiên đứng thứ 9 trong tổng số 20 huyện, thành, thị của cả tỉnh Nghệ An.

Là một trong những huyện miền núi của tỉnh Nghệ An, địa hình Tân Kỳ bị chia cắt bởi các dãy núi, khối núi và hệ thống sông suối lớn nhỏ đưa nước trên địa bàn các xã, thị của huyện, hợp lưu vào sông Lam. Tính chung toàn huyện, diện tích đồi núi chiếm tới 80% tổng diện tích tự nhiên. Quan sát trên bản đồ địa lý tự nhiên huyện Tân Kỳ và qua khảo sát thực địa ta thấy, núi đồi cao thấp lớn nhỏ bao quanh tất cả các xã, thị, trên địa bàn huyện, tạo thành những vòng cung

lớn, vẽ nên một dạng địa hình lòng chảo, mang tính đặc thù của địa bàn miền núi mà ta thường gặp khi đi lên vùng phía tây Nghệ An.

Các xã Tân Hợp, Tân Xuân, Giai Xuân được coi là vùng đỉnh của huyện, có cấu trúc địa hình nghiêng dần về phía sông Con (một trong những song nhánh đổ về sông Lam). Đỉnh núi cao nhất trên địa bàn huyện Tân Kỳ là đỉnh Pù Loi, có độ cao 1.100m. Dãy núi Pù Loi chạy dài xuống tận lèn Pha Lồ, cắt ngang qua Trại Lạt - Cây Chanh đổi hướng qua đồi Hoong Bà rồi chạy qua đồi Nho học, sang đồi Độc Lập ở vùng Tiên Kỳ. Đến đây, dãy Pù Loi đổi hướng, thế núi thấp dần, chạy qua Khe Lòa đến chân Pù Hà và vươn dài đến Khe Sắn. Từ xưa tới nay, đỉnh Pù Loi nói riêng và dãy núi hùng vĩ Pù Loi gắn liền với bao câu chuyện thần thoại, truyền thuyết, dã sử v.v… của những nhân vật bước ra từ thế giới thần tiên và cả những nhân vật có thật trong lịch sử, phản ánh đời sống tôn giáo tín ngưỡng của các thế hệ cư dân sống dưới những thung lũng núi, nơi có những cánh đồng nhỏ hẹp và ngay sau đó là rừng rậm suốt trong dòng chảy lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Đặt chân đến vùng đất Pù Loi, trí tưởng tượng của con người dường như phong phú hơn và khi đứng trên đỉnh Pù Loi, phóng tầm mắt ra bốn hướng ta cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ nên thơ, hùng vĩ mà tạo hóa đã tạo nên cách ngày nay hàng trăm triệu năm để ban tặng cho con người nơi đây.

Đứng sau đỉnh Pù Loi là đỉnh Pù Á có độ cao chỉ là 490m và tiếp đến là đỉnh Bồ Bồ (472m). Dãy Bồ Bồ chạy dài từ xã Quỳnh Tam huyện Quỳnh Lưu đến làng Vĩnh Giang ở khu vực Truông Dong, hình thế vững chãi, bề thế chẳng khác gì một con rồng lớn đang uốn mình bay lượn, tạo nên nét chấm phá khá độc đáo cho cả bốn huyện là Quỳnh Lưu, Yên Thành, Đô Lương và Tân Kỳ. Dãy núi Bồ Bồ trước đây chừng một thế kỷ còn là cả một vùng rừng nguyên sinh với ngút ngàn cây cối rậm rạp, chim thú đủ loại.

Từ km số 0, vượt qua cầu Rỏi, men theo con đường nhựa chạy sát dưới chân lèn Rỏi, ngược lên vùng Liên Hoàn xưa, Nghĩa Hoàn, Nghĩa Đồng, Nghĩa

Thái, đến tận xã Nghĩa Phúc là cả một bức tranh đa chiều: một bên là lèn đá, có độ dốc trên 250, núi non hùng vĩ, cây cối um tùm của rừng cũ tái sinh, rừng trồng mới, chạy điệp điệp trùng trùng, mỗi ngọn núi, dòng suối, ngọn khe được người xưa đặt cho một cái tên mang một giá trị lịch sử riêng của nó, nghe vừa lạ vừa gợi trí tò mò; với một bên là những cánh đồng tương đối bằng phẳng bát ngát một màu xanh của ngô, mía, lạc, rau, đậu, bầu bí, đủ các loại.

Đến xã Nghĩa Hoàn, với một thương hiệu “ngói Cừa” đã tạo một ấn tượng tốt cho nhân dân trong khu vực và cả nước. Từ thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhờ tinh thần lao động sáng tạo, cần cù, nhân dân Nghĩa Hoàn đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo bức tranh kinh tế, văn hóa - xã hội tại vùng đất này. Nghĩa Hoàn là một trong số ít xã trên địa bàn tỉnh Nghệ An đủ khả năng tự cân đối ngân sách và hàng năm đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn ngân sách chung của toàn huyện trong suốt nhiều năm qua. Từ Nghĩa Hoàn ngược lên các xã phía Tây và Tây Bắc của huyện, địa hình cao dần, núi đồi cao thấp chạy theo nhiều hướng khác nhau, cùng với nhiều khe suối lớn nhỏ. Tất cả như một bức tranh thiên nhiên vừa đẹp, quyến rũ làm nức lòng những ai đã một lần đến thăm.

Qua cầu Rỏi, rẽ trái, xuôi dòng sông Con, men theo Lèn Rỏi đến nông trường An Ngãi theo hướng Đông Nam, địa hình tương đối bằng phẳng, cánh đồng trải rộng, ít núi cao, thuận tiện cho việc phát triển cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu và trồng lúa, hai ba vụ trong năm.

Từ Km số 0, theo đường Hồ Chí Minh đi lên xã Nghĩa Bình địa hình có hướng cao dần, hệ thồng đồi núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là chính, nhưng cũng có một số núi ở xã Nghĩa Hợp và khu vực trại giam, chạy theo hướng Bắc - Nam, có độ cao từ 50 - 200m. Sự xuất hiện của các dãy núi này đã tạo ra những thung lũng nhỏ hẹp mà từ lâu con người đã sớm khai phá để trồng ngô, khoai, sắn, lúa, mía,... Cách đây vài thập kỷ, vùng đất này có mật độ dân cư khá thưa thớt, chỉ khi tuyến đường Hồ Chí Minh được mở thì mật độ dân cư ở đây mới có sự thay đổi nhanh chóng theo xu hướng hình thành cụm dân cư

tập trung dọc theo tuyến đường Hồ Chí Minh suốt từ km số 0 đến tận vùng đất giáp huyện Nghĩa Đàn.

Tóm lại, trên địa bàn Tân Kỳ có nhiều dãy núi chạy dài, cộng với hàng trăm ngọn núi nhỏ, có độ cao thấp và hướng khác nhau, chia cắt địa hình thành nhiều tiểu vùng, với sự xuất hiện của nhiều thung lũng và các cánh đồng nhỏ hẹp, chạy dọc theo thung lũng núi hoặc dọc theo đôi bờ sông Con.

- Khái quát về các trường Trung học Phổ thông trên địa bàn huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

Cách đây 50 năm, nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, sự khát khao mong đợi của nhân dân huyện nhà, được sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, tháng 9 năm 1965, trường cấp 3 Tân Kỳ được thành lập. Đây là mốc son đáng nhớ, là sự kiện lịch sử có ý nghĩa quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong sự nghiệp giáo dục huyện Tân Kỳ. 50 năm phấn đấu xây dựng và trưởng thành là một chặng đường gian nan, vất vả nhưng rất đáng trân trọng tự hào và không thể nào quên đối với các thế hệ thầy cô giáo, lớp lớp học sinh của nhà trường.

Ngược dòng lịch sử 50 năm về trước, buổi đầu mới thầy lập, trong lửa đạn chiến tranh, trường đóng tại hang lèn Voi xã Nghĩa Hoàn với muôn vàn khó khăn, thiếu thốn, nhất là về cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Nhưng với lòng nhiệt huyết yêu nghề, yêu trẻ, các thế hệ thầy cô đã vượt bao khó khăn gian khổ, vượt qua những thử thách khốc liệt của chiến tranh để hoàn thành nhiệm vụ cao cả trong sự nghiệp "trồng người"... Cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ ngày càng khốc liệt, trước những mối hiểm nguy đe dọa tính mạng của thầy và trò, trường đã phải sơ tán nhiều lần, ở các địa điểm khác nhau như Nghĩa Hoàn, Nghĩa Dũng, Nghĩa Phúc, Kỳ Tân... Đi đến đâu, nhà trường cũng được cấp ủy, chính quyền địa phương quan tâm, tận tình giúp đỡ, nhân dân đùm bọc, chở che, cùng thầy trò dựng lán trại làm lớp học, đào hầm hào để tránh bom đạn. Tội ác của kẻ thù đã cướp đi sinh mạng của nhiều thầy giáo, nhiều học sinh vô tội,

nhưng không thể hủy diệt được niềm say mê dạy chữ, dạy người trong các thầy cô giáo, lòng ham học, hiếu học của học sinh Tân Kỳ lúc bấy giờ... Tự hào hơn, trong gian khổ khó khăn, nhà trường đã giang rộng vòng tay để đùm bọc, chở che những người con, người bạn từ Vinh lên, từ Vĩnh Linh ra sơ tán. Sẻ chia với nhau từng quyển sách, quyển vở, từng củ sắn, củ khoai, bát canh rau rừng...trong điều kiện thiếu thốn nhất, chưa bao giờ tình đồng bào, tình dân tộc, sự gắn kết yêu thương giữa con người với con người của các vùng quê được thể hiện rõ như lúc này... Tân Kỳ vì thế được gọi với tên gọi thật yêu thương, trìu mến "quê của muôn quê"…

Để đáp ứng tình hình phát triển chung của đất nước và đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, các trường trung học phổ thông trên địa bàn Huyện Tân Kỳ dần dần được thành lập. Hiện nay, toàn huyện có 03 trường Trung học Phổ thông gồm. Trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ 1 đóng trên địa bàn thị trấn Tân Kỳ với tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên 100 trong đó 4 cán bộ quản lí 89 giáo viên có 53 giáo viên nữ và 7 nhân viên phụ vụ . Toàn trường có 39 lớp với 1446 học sinh. Trường Trung học Phổ thông Lê Lợi là trường được thành lập năm 1982. Trường nằm giáp ranh gữi 2 xã Tân Phú và xã Nghĩa Thái, hiện nay toàn trường có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên 104 trong đó 4 cán bộ quản lí 93 giáo viên có 37 giáo viên nữ và 7 nhân viên phụ vụ. Trường có 39 lớp với gần 1.432 học sinh. Do nhu cầu học tập ngày càng nhiều, để tạo điều kiện cho con em nhân dân trên địa bàn các vùng sâu nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nên các trường nằm trên địa bàn các xã cũng dần được thành lập như trường Trung học Phổ thông Tân Kỳ 3 thuộc xã Tân An huyện Tân Kỳ. Trường Tân Kỳ 3 có tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên 92 trong đó 3 cán bộ quản lí 83 giáo viên có 49 giáo viên nữ và 6 nhân viên phụ vụ. Trường có 37 lớp với gần 1.247 học sinh. Trong những năm qua, các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện đã có những nỗ lực để hoàn thành tốt vai trò của mình, ngày càng nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo

nguồn lực có chất lượng cho huyện nhà được thể hiện qua kết quả các kỳ thi tốt nghiệp và số học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng những năm gần đây góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 46 - 51)