Kiểm tra thường xuyên trong dạy học môn Giáo dục công dân ở các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 57)

các trường Trung học Phổ thông huyện Tân Kỳ

Kiểm tra thường xuyên được thực hiện thông qua các tiết lên lớp khâu ôn tập, củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Kiểm tra thường xuyên giúp giáo viên kịp thời điều chỉnh cách dạy, học sinh kịp thời điều chỉnh cách học, tạo điều kiện vững chắc để quá trình dạy học chuyển dần sang bước mới. Kiểm tra thường xuyên gồm kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút (dưới 1 tiết)

Hiện nay các giáo viên dạy học bộ môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn Huyện cũng vận dụng hình thức này để kiểm tra bài cũ vào đầu mỗi tiết học là chủ yếu, ngoài ra việc kiểm tra thường xuyên cũng được giáo viên thực hiện với đúng tên gọi của nó, đánh giá học sinh trong suốt quá trình dạy học với hình thức đa dạng, phong phú hơn như: cho điểm cộng (+) hoặc điểm trừ (-) khi tham gia nhiệt tình, tích cực trong tiết học để tìm hiểu kiến thức mới hoặc học sinh thông qua việc thực hiện tốt nhiệm vụ được phân công trong thảo luận nhóm, đóng tiểu phẩm.

Thực tế, đã có nhiều giáo viên vì quá coi trọng bộ môn Giáo dục công dân mà cho quá nhiều bài tập về nhà, nhiều yêu cầu khó với học sinh lớp. Điều này sẽ không có hiệu quả giáo dục.

Vì vậy, bài tập về nhà cần đơn giản nhưng thể hiện rõ những yêu cầu buộc học sinh phải rèn luyện theo bài đã học. Ngoài ra, cần khắc sâu các thuộc tính khái niệm ở sách giáo khoa. Giáo viên chỉ cần yêu cầu các em về nhà tự kiểm điểm mình còn gì chưa đúng và sẽ phải làm gì để rèn luyện phẩm chất đã học. Yêu cầu cần hết sức rõ ràng, cụ thể phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh.

Nên yêu cầu học sinh có cuốn vở “Rèn luyện các phẩm chất đạo đức” để tự ghi cách rèn luyện từng phẩm chất đã học. Căn cứ vào sổ này, giáo viên Giáo dục công dân sẽ giúp học sinh tự điều chỉnh mình tốt hơn. Sổ này cũng sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm động viên học sinh và cha mẹ học sinh giúp con thực hiện.

Vì trong phân phối chương trình, mỗi tuần có một tiết Giáo dục công dân, vì vậy, để đánh giá kết quả học sinh, cần tăng cường kiểm tra miệng và kiểm tra 15 phút hoặc chấm thực hành. Câu hỏi kiểm tra cần rõ ràng, chủ yếu cho học sinh thể hiện sự rèn luyện bản thân. Giáo viên nên chấm thực hành thường xuyên để buộc học sinh phải thường xuyên ghi chép và động viên sự tiến bộ của các em.

Một phần của tài liệu Đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo hướng phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông huyện tân kỳ, tỉnh nghệ an (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w